Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng và là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam. Nơi đây tập trung rất nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp góp phần rất lớn trong sự phát triển của tỉnh. Dưới đây là danh sách các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng và là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam. Nơi đây tập trung rất nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp góp phần rất lớn trong sự phát triển của tỉnh. Dưới đây là danh sách các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 15 khu công nghiệp (KCN) tập trung, 1 khu công nghệ thông tin và hơn 30 cụm công nghiệp. Các khu công nghiệp tại Bắc ninh được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, các hệ thống đường giao thông trong KCN, cấp nước sạch, xử lý nước thải được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn, các dịch vụ viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm… cũng được đưa vào khu công nghiệp.
Một số khu công nghiệp đã gắn việc đầu tư hạ tầng với xây dựng nhà ở cho người lao động, khu đô thị, khu vui chơi giải trí.
Hình ảnh khu công nghiệp Yên Phong tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh hiên nay có 15 khu công nghiệp (KCN) tập trung, 1 khu công nghệ thông tin và hơn 30 cụm công nghiệp.[1] Tổng diện tích 6.847 ha; với tổng diện tích đất công nghiệp được quy hoạch cho thuê 2.138,53 ha, diện tích đã thu hồi 1.682,95 ha, đã cho thuê 1.259,81 ha; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch đạt 58,91%; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích thu hồi đạt 74,86%.[2]
Các KCN được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, các hệ thống đường giao thông trong KCN, cấp nước sạch, xử lý nước thải được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn, các dịch vụ viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm... cũng được đưa vào KCN. Một số KCN đã gắn việc đầu tư hạ tầng với xây dựng nhà ở cho người lao động, khu đô thị, khu vui chơi giải trí,... Cùng với đó là sự thông thoáng, nhanh gọn trong giải quyết các thủ tục hành chính, hỗ trợ DN về thông tin, thị trường, làm tốt công tác an ninh - trật tự, liên kết đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, tay nghề.[3]
Tổng diện tích quy hoạch là 9070,7Ha chiếm khoảng 11% diện tích cả tỉnh (chưa bao gồm các cụm công nghiệp). Hiện nay, diện tích các khu công nghiệp khoảng 6.847Ha tương đương 8,32% diện tích cả tỉnh (chưa tính các cụm công nghiệp)
Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng thúc đẩy phát triển hạ tầng thông tin truyền thông nhằm đẩy nhanh chuyển đổi số toàn diện trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá, thể chế và công nghệ là động lực, người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt.
Phổ cập mạng di động 4G/5G trên toàn tỉnh; dự kiến xây mới khoảng 5.500 trạm thông tin di động 5G; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet cáp quang đạt 100%; tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại thông minh đạt trên 85% nhằm đáp ứng mọi nhu cầu kết nối và xử lý dữ liệu.
Phát triển hạ tầng bưu chính số đồng bộ, hiện đại với tốc độ tăng trưởng các dịch vụ thương mại điện tử và logistics đạt bình quân 20 - 30%/năm.
Hoàn thành chuyển đổi số các cơ quan báo chí nòng cốt theo mô hình tòa soạn hội tụ, cơ quan truyền thông đa phương tiện; 100% hệ thống thông tin cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số; 100% đài truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông; 100% cơ quan hành chính Nhà nước sử dụng Cổng/Trang thông tin điện tử và mạng xã hội để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin.
Các công trình bao gồm một toà nhà điều hành trung tâm 11 tầng, khu thương mại – dịch vụ – triển lãm, các tòa nhà làm việc 5 tầng, khu nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin (CNTT), khu nhà cao cấp cho các chuyên gia và hệ thống CNTT hiện đại bậc nhất Việt Nam. Cùng với Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tạo thành ba khu công nghệ cao trọng điểm của đất nước.
Bắc Ninh là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Nơi đây tập trung rất nhiều KCN lớn. Tham khảo danh sách các khu công nghiệp Bắc Ninh thông qua bài viết sau.
Bắc Ninh có vị thế chiến lược trong trục kinh tế khu vực Hà Nội – Bắc Giang – Hải Dương – Hưng Yên. Nơi tập trung lượng lớn hàng hóa công nghiệp của khu vực miền bắc.
Bắc Ninh đóng vai trò như “điểm nút” lưu trữ và trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh thành nói trên. Chính vì thế, cho nên, tuy là một tỉnh thành nhỏ (có diện tích bé nhất cả nước) nhưng sản lượng và giá trị hàng hóa sản xuất tại Bắc Ninh luôn thuộc top đầu cả nước nói chung và khu vực miền Bắc nói riêng.
Khu công nghiệp Tiên Sơn được đưa vào chính thức hoạt động từ những năm 2000. Khu công nghiệp là điểm đến đầu tư của rất nhiều Quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thụy Sỹ… cùng các doanh nghiệp/tập đoàn lớn trong nước.
Một số doanh nghiệp lớn đang hoạt động sản xuất – kinh doanh tại đây có thể kể tới như: Canon, Vinamilk. Daiichi, ABB, … với tỷ lệ lấp đầy lên đến 100%.
Khu công nghiệp Quế Võ 1 là khu công nghiệp lớn và quan trọng bậc nhật của tỉnh Bắc Ninh. Quy môt khu công nghiệp khoảng 600ha. Tính đến hiện tại khu công nghiệp này đã thu hút khoảng 80 dự án đầu tư (chủ yếu là đầu tư nước ngoài) với nhiều doanh nghiệp lớn đang hoạt động tại đây như: Foxconn, Nippon Steel, Toyo Ink, Canon, …
Khu công nghiệp Quế Võ 2 đi theo xu hướng công nghiệp của thế giới. Khu công nghiệp được đầu tư đồng bộ, chú trọng yếu tố thân thiện môi trường và ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp như điện tử, dược, năng lượng, chế biễn, viễn thông.
Khu công nghiệp Quế Võ 3 có quy mô khoảng gần 300ha và được đưa vào vận hành từ những năm 2016. Khu công nghiệp thu hút hơn 60 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tỷ lệ lấy đầy diện tích đất công nghiệp khoảng 63.2%
Khu công nghiệp Yên Phong 1 là dự án khu công nghiệp được đầu tư và xây dựng đồng bộ nhất khu vực miền Bắc. Từ lúc đưa vào hoạt động chính thức từ năm 2005 đến nơi, KCN đã thu hút được rất nhiều các doanh nghiệp/tập đoàn thế giới tới với VIệt nam như: Samsung, Dawon Vina, KCC, Mobase. Quy mô khu công nghiệp đã vượt mốc hơn 650ha.
Khu công nghiệp Yên Phong 2 là một trong những khu công nghiệp có tổng diện tích khai thác lớn nhất tại Bắc Ninh (khoảng 1200ha). Đây là khu công nghiệp xây dựng xu hướng kết hợp khu công nghiệp và khu đô thị sống theo tỷ lệ đất sử dụng là 85% - 15%.
Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn được thành lập và đưa vào hoạt động từ năm 2005 với số vôn đầu tư khoản hơn 550 tỷ. Quy mô KCN ở mức trung bình (400ha), tọa lạc ở giao lộ đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn và huyện Tiên Du, Bắc Ninh.
Khu công nghiệp Hanaka có quy mô khoảng gần 100ha, được thành lập theo nghị quyết số 1546/TTg-KTN ban hành năm 2008, Khu công nghiệp này là điểm đến thu hút đầu tư “ưa thích” của các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc.
Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh có vị trí chiến lược trong bản đồ khu công nghiệp của miền Bắc. Hàng hóa khu vực này vô cùng dễ dàng kết nối tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, cảng Hải Phòng, Cảng Quảng Ninh hay cửa khẫu Hữu Nghị, Chính vì thế chiến lược này của KCN đã thu hút lượng lớn đầu tư của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. Tổng diện tích của khu công nghiệp là khoảng 1000ha (trong đó có khoảng 800ha đất khu công nghiệp và 200ha đất khu đô thị).
Khu công nghiệp Thuận Thành I được thành lập theo quyết định đầu tư số 210/QĐ-TTg ngày 17/02/2021. Khu công nghiệp này được phát triển trở thành khu công nghiệp, thân thiện với môi trường, chú trọng phát triển các ngành điện tử, dược phẩm, công nghiệp, chế tạo thiết bị, viễn thông, …
Khu công nghiệp Thuận Thành II được thành lập theo quyết định đầu tư số 537/QĐ-UBND do UBND tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 28/04/2009. Quy mô của khu công nghiệp khoảng 250ha. Đây là khu công nghiệp có vị trí chiến lược, lực lượng lao đông giá rẻ, dồi dào, ... Khu công này phát triển chủ yếu các ngành như sản xuất điện tử, viễn thông, cơ khi, thép, tiêu dùng, may mặc, chế biến thực phẩm và nông sản.
Khu công nghiệp Thuận Thành 3 được đưa vào hoạt động theo công văn số 1107/QĐ-TT ngày 21/8/2006. Quy mô của khu công nghiệp khoảng hơn 500ha. Khu công nghiệp nằm tại cửa ngõ của tam giác kinh tế trọng điểm: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Khu công nghiệp Gia Bình có quy mô khoảng 250ha. Đây là KCN phát triển theo hướng đa ngành, tập trung công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm môi trường. Lĩnh vực phát triển chính bao gồm: công nghiệp, điện tử viễn thông, linh kiện, lắp ráp, cơ khí.
Ngay sau khi khu công nghiệp Gia Bình 1 hoạt động, KCN Gia Bình 2 được đưa vào hoạt động ngay theo văn bản số 250353/QĐ-UBND ngày 10/08/2020.
Khu công nghiệp Việt Nam – Singaport (VSIP) được thành lập theo QĐ số 676/TTg-CN của thủ tướng chính phủ vào ngày 4/6/2007. Quy mô KCN khoảng 700ha trong đó đất công nghiệp khaongr 500ha, đất đô thị 200ha. Tổng số vốn đầu từ khoảng 80 triệu USD.
Hiện tại, Bắc Ninh có khoảng hơn 30 cụm công nghiệp lớn nhỏ, trong đó có khoảng 12 cụm công nghiệp lớn với hiệu quả sản xuất kinh doanh nổi bật bao gồm:
- Cụm công nghiệp Phú Lâm (Tiên Du)
- Cụm công nghiệp Táo Đôi (Lương Tài)
- Cụm công nghiệp Hà Mãn – Trí Quả
Khu công nghệ thông tin Bắc Ninh được đánh giá là khu nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, giải pháp công nghệ thông tin hiện đại bậc nhật Việt Nam. Cùng với khu công nghệ thông tin Hà Nội, Hồ Chí Minh tạo thành tam giác khu công nghệ cao trọng điểm của Quốc gia.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về các khu công nghiệp Bắc ninh. ALS cũng là một cung cấp các dịch vụ Logistics cho đơn vị địa phương. Nếu quý khách cần tư vấn thêm về những dịch vụ này, đừng ngần ngại liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.