Ngay sau khi chia tách, thành lập tỉnh Lai Châu năm 2004, Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh đã xác định tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan tới vấn đề trên. Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 2-7-2004, của Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh, “Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2004 - 2010” xác định quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm đối với tỉnh Lai Châu là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, có ý nghĩa to lớn cả về chính trị, kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh. Đây là vấn đề lớn, phức tạp, lâu dài. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI xác định, đẩy mạnh hơn nữa công tác xóa đói, giảm nghèo, xác định đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là trách nhiệm chính trị của toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong suốt nhiệm kỳ.
Ngay sau khi chia tách, thành lập tỉnh Lai Châu năm 2004, Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh đã xác định tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan tới vấn đề trên. Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 2-7-2004, của Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh, “Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2004 - 2010” xác định quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm đối với tỉnh Lai Châu là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, có ý nghĩa to lớn cả về chính trị, kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh. Đây là vấn đề lớn, phức tạp, lâu dài. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI xác định, đẩy mạnh hơn nữa công tác xóa đói, giảm nghèo, xác định đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là trách nhiệm chính trị của toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong suốt nhiệm kỳ.
Mặc dù có những thành tựu đáng ghi nhận ở cấp quốc gia, nhưng mức độ hưởng lợi từ CT-NTM vẫn còn khác biệt ở cấp địa phương, đặc biệt là ở các khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng miền Trung – các vùng đất truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ số xã nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước (44,8% so với 55,6%). Các xã này bình quân cũng đạt được số tiêu chí nông thôn mới thấp hơn so với mức chung của cả nước, là 14,87/19 so với 16,38/19. Ngay cả đối với những xã đã đạt chuẩn, các thành tựu không được bền vững, bởi nhiều cơ sở hạ tầng đã xuống cấp. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo bình quân ở các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã giảm từ 3 – 4%/năm.
Các điều kiện kinh tế xã hội từ trước, như hệ thống nước sạch và vệ sinh kém, thu nhập bình quân đầu người thấp, có nghĩa là cần phải vượt qua khoảng cách lớn hơn để đáp ứng các tiêu chí của CT-NTM. Những trở ngại về địa lý, bao gồm khoảng cách xa xôi, địa hình phức tạp và chia cắt, cũng như dân cư thưa thớt phân tán, dẫn đến chi phí đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực miền núi thường rất cao, cao hơn gấp 2 đến 3 lần so với các khu vực đồng bằng. Ngoài ra, đầu tư thúc đẩy sự tham gia tích cực của cộng đồng và nâng cao năng lực địa phương còn hạn chế. Chi tiêu công cũng không ưu tiên cho các xã có hạn chế về khả năng huy động nguồn lực trong khi cần đầu tư lớn. Thêm vào đó, trọng tâm là xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng mới, nhưng ngân sách cho vận hành và bảo trì lại không đủ. Một hậu quả là ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng, do hầu hết chất thải rắn và nước thải (công nghiệp và hộ gia đình) chưa được thu gom và xử lý triệt để.
Hơn nữa, các chỉ số cấp quốc gia – chỉ tập trung vào các thước đo kinh tế – không tính đến nhu cầu cấp địa phương. Chính phủ đưa ra một chuẩn chung xây dựng diện mạo nông thôn “sạch, đẹp, hiện đại” với đường nhựa hoặc đường bê tông, nhà gạch, bất kể đó là miền núi hay miền biển. Tuy nhiên, chuẩn này không phù hợp với tất cả các làng bản nông thôn, nơi kiến trúc truyền thống hòa hợp với điều kiện tự nhiên. Bên cạnh đó, CT-NTM xây dựng theo ưu tiên “điện – đường – trường – trạm”, bỏ qua cấu trúc và không gian làng xã rất quan trọng về yếu tố văn hóa. Đình, chùa, đền, miếu mạo, không còn là điểm nhấn của làng quê, vì thế mà đứt gãy những giá trị văn hóa. Điều này có nghĩa là thiếu sự đầu tư của cộng đồng vào kiến trúc và văn hóa truyền thống. Có thể dễ dàng nhận ra thực tế này, mật độ xây dựng ngày càng gia tăng, có những công trình xâm phạm trực tiếp đến các di tích, di sản.
Bình đẳng giới đã được đưa vào CT-NTM trong một chỉ số thành phần (chỉ số 18.6). Tuy nhiên, vấn đề giới không được xem xét trong bất kỳ tiêu chí nông thôn mới nào còn lại. Điều này có nghĩa là các hoạt động của CT-NTM không phản ánh tiếng nói và nhu cầu của phụ nữ.
Nhìn chung, CT-NTM trong 10 năm qua đã thực hiện thành công, đạt được các chỉ tiêu chính phủ đề ra, đáp ứng các thang đo bên ngoài và có được sự hài lòng của chính cộng đồng. Đáng chú ý, chính phủ cho biết 84,78% hộ gia đình nông thôn hài lòng với các công trình xây dựng của chương trình nông thôn mới trong cộng đồng của họ.
Nhờ có CT-NTM, khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn đã dần được thu hẹp. Thu nhập ở khu vực nông thôn tăng gấp 2,78 lần trong giai đoạn 2010-2018, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm từ 17,35% năm 2010 xuống còn 5,9% năm 2019. Kinh tế nông thôn liên tục tăng trưởng, chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ. Tỷ lệ lao động nông nghiệp đã giảm mạnh từ 48,2% xuống 38,1% từ năm 2010-2018. Năm 2019, thu nhập từ hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 22% tổng thu nhập của hộ gia đình nông thôn.
Thành tựu nổi bật nhất của chương trình là phát triển cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng giao thông được xây dựng nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân ở các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, vùng sâu, vùng xa, nơi chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trên thực tế, người dân đã tự nguyện hiến 45 triệu m2 đất để làm đường giao thông và các cơ sở hạ tầng dùng chung khác. Ngoài ra, hệ thống thủy lợi mới được xây dựng đã giúp nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Chương trình cũng đã tập trung đầu tư cấp điện cho các hộ dân chưa có điện ở các xã vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn, biên giới, hải đảo. Hệ thống trường học nông thôn và y tế các cấp cũng được đặc biệt quan tâm đầu tư.
Ảnh: Phụ nữ ở xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái đang xây dựng đường hoa thôn bản. Ảnh do Lò Thị Nhiên chụp.
Nhìn chung, danh hiệu “Xã/huyện/tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới” đã trở thành mục tiêu chính trị mà các lãnh đạo địa phương rất mong muốn đạt được, đồng thời cũng là phong trào thi đua sôi nổi trên khắp cả nước.
Tại Việt Nam, phát triển nông thôn luôn song hành với phát triển nông nghiệp. Bản thân nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chính sách của Việt Nam, là trụ cột của nền kinh tế đất nước. Vì vậy, phát triển nông thôn luôn là trọng tâm hàng đầu của chính phủ Việt Nam.
Chính sách nông nghiệp của Việt Nam thời kỳ đầu tập trung vào xóa đói giảm nghèo, chuyển dần từ nông nghiệp tự cung tự cấp sang nông nghiệp thương mại hóa trong giai đoạn 1986-2000. Kể từ đó, giai đoạn đa dạng hóa nông nghiệp bắt đầu (2000-2008), đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Hiện nay, hướng tiếp cận của chính phủ tập trung vào phát triển nông nghiệp bền vững và có khả năng chống chịu (từ 2008-nay). Chính phủ hướng đến một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện môi trường và có giá trị gia tăng cao, có thể tạo ra nhiều giá trị kinh tế hơn với chi phí môi trường và con người thấp hơn. Các chiến lược chính do Ban chấp hành trung ương Đảng đưa ra khẳng định nông nghiệp, nông dân và nông thôn tiếp tục là các hợp phần không thể tách rời trong kế hoạch, mặc dù được thực hiện theo hướng bền vững.
Vào năm 2010, Chính phủ đã xây dựng chiến lược phát triển nông thôn, được thực hiện thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (CT-NTM) Quá trình triển khai được chia thành các giai đoạn năm năm, hiện tại chương trình đang bước vào giai đoạn thứ ba. CT-NTM được chính phủ xác định là một nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên và liên tục, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc.