Thuận Trị là hoàng đế đầu tiên của Mãn Thanh nên ngài luôn băn khoăn về sự tồn vong của triều đại. Để trả lời câu hỏi này, bậc cao tăng đã đáp lại bằng 14 chữ, nào ngờ mọi thứ đều ứng nghiệm.
Thuận Trị là hoàng đế đầu tiên của Mãn Thanh nên ngài luôn băn khoăn về sự tồn vong của triều đại. Để trả lời câu hỏi này, bậc cao tăng đã đáp lại bằng 14 chữ, nào ngờ mọi thứ đều ứng nghiệm.
Singapore có nhiều trường đại học hàng đầu như NUS và NTU. Các trường này cung cấp chương trình đào tạo chất lượng không thua kém đại học tại Úc. Sinh viên tốt nghiệp từ những trường này được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Sau tốt nghiệp sinh viên có cơ hội làm việc tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Singapore lẫn Úc. Cơ sở vật chất, bằng cấp và kinh nghiệm của giảng viên ở các trường top tại Singapore là không thể bàn cãi.
Bên cạnh đó, tại Singapore cũng có các phân khoa của các trường đại học nổi tiếng của Úc. Các trường phân khoa cung cấp chương trình dạy và cấp bằng như học tại Úc. Nếu lựa chọn lộ trình này các bạn có thể cân nhắc các trường sau đây:
Cả Úc và Singapore đều nằm trong số những quốc gia an toàn nhất thế giới. Theo điểm số quốc gia an toàn nhất của Global Finance năm 2024, cả hai đều nằm trong top 10 nước an toàn nhất thế giới.
Úc là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới, với tỷ lệ tội phạm thấp. Các thành phố lớn như Sydney, Melbourne và Brisbane đều có hệ thống an ninh tốt và nhiều khu vực được bảo vệ. Tuy nhiên, sinh viên cần lưu ý một số vấn đề về an toàn giao thông, hoạt động ngoài trời.
Singapore nổi tiếng với mức độ an toàn cao, có tỷ lệ tội phạm cực thấp. Chính phủ đặt ưu tiên hàng đầu vào an ninh với hệ thống pháp luật rất nghiêm ngặt. Sinh viên có thể tự do di chuyển mà không lo lắng về an ninh cá nhân. Du học sinh khi du học Singapore hoàn toàn yên tâm khi đi một mình.
Úc: Úc thường nằm trong danh sách các quốc gia có chất lượng cuộc sống cao. Những đánh giá này dựa vào các yếu tố quan trọng gồm môi trường sống trong lành, dịch vụ y tế tốt, cơ sở vật chất hiện đại và hệ thống giáo dục chất lượng. Sinh viên có thể tận hưởng nhiều hoạt động ngoài trời và khám phá thiên nhiên phong phú. Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt tại Úc có thể khá cao. Đặc biệt ở các thành phố Melbourne và Sydney, những nơi nổi tiếng với chi phí đắt đỏ.
Singapore: Singapore cũng được xếp hạng cao về chất lượng cuộc sống. Đất nước có châu Á có hạ tầng hiện đại, giao thông công cộng hiệu quả cùng với dịch vụ y tế vượt trội. Mặc dù chi phí sinh hoạt ở đây tương đối cao, nhưng thành phố cung cấp nhiều tiện nghi và dịch vụ phục vụ đời sống hàng ngày.
Cả Úc và Singapore đều là những lựa chọn an toàn với chất lượng cuộc sống cao. Nếu bạn ưu tiên một môi trường sống thân thiện, nhiều hoạt động ngoài trời, Úc có lợi thế hơn. Ngược lại, nếu bạn thích sự hiện đại và an toàn cao, Singapore cũng rất lý tưởng.
Quyết định giữa việc du học Úc hay Singapore phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tài chính, sở thích nguyện vọng, học lực và kỹ năng tiếng anh.
Đối với sinh viên muốn trải nghiệm thiên nhiên phong phú, cùng với chế độ y tế tốt, an sinh xã hội ổn định, Úc luôn là một sự lựa chọn tuyệt vời. Trong khi đó, Singapore thường được ưu tiên lựa chọn khi du học sinh muốn du học gần nhà với mức tài chính phải chăng hơn.
Nếu du học sinh muốn có một hành trình du học nhiều màu sắc hơn. Các bạn cũng có thể tham gia chương trình du học Singapore chuyển tiếp Úc. Sinh viên sẽ được học 1-2 năm đầu tại Singapore. Sau đó có thể đến đất nước chuột túi để hoàn thành chương trình học tại một trường ở đây.
Nếu các bạn còn băn khoăn về khoá học, lịch trình cũng như chương trình học. Đừng ngần ngại gọi ngay đến số hotline 0944535956 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Dihocsingapore sẽ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ một cách chu đáo nhất.
10 năm nội chiến (1991-2002) tại Sierra Leone đã gây nên ký ức đau buồn cho tuổi thơ DePrince: cha qua đời dưới tay những kẻ nổi loạn, mẹ mất vì đói khát sau đó không lâu. Michaela DePrince đã được người bác gửi vào trại trẻ mồ côi.
Những ngày tháng sống trong cô nhi viện càng trở nên khó khăn hơn khi em mắc chứng bệnh bạch biến. Căn bệnh do một số tế bào sắc tố trong da bị hỏng làm nước da có màu trắng hoặc nổi đốm trắng khiến em bị những người xung quanh ghét bỏ.
Họ gọi em là “đứa con của quỷ”. Những đứa trẻ trong cô nhi được phát số thứ tự theo cấp độ được yêu thương từ nhiều nhất tới ít nhất. DePrince được đánh số thứ 27/27 đứa trẻ trong trại ngày ấy.
“Tôi không được nhận đủ thức ăn, không được nhận quần áo đẹp, tôi là người cuối cùng được chọn đồ chơi. Họ thật sự không quan tâm chuyện tôi sống hay chết hoặc bất cứ việc gì xảy đến với tôi” - DePrince kể.
Nỗi tuyệt vọng và kinh hoàng lớn nhất với DePrince trong những ngày ấy là khi cô bé tận mắt chứng kiến những kẻ nổi loạn đã giết chết tàn bạo một trong những giáo viên của trại mồ côi. Cô giáo đó bị giết khi đang mang thai. Cô cũng là người duy nhất thật sự quan tâm tới DePrince.
Ngay từ lần đầu tiên DePrince nhìn thấy trên bìa cuốn tạp chí có hình một vũ công ballet rất xinh đẹp, cô bé lập tức bị hút vào hình ảnh nghệ sĩ vũ công ballet tươi cười trong trang phục thật duyên dáng.
DePrince cắt tấm hình đó ra giắt vào quần và lúc nào cũng mang bên người. Em giữ tấm hình vũ công ấy chỉ đơn giản vì mơ một ngày nào đó sẽ được hạnh phúc và xinh đẹp như người nghệ sĩ trong ảnh.
Sau này nhớ lại, DePrine bảo cô “đã nhìn thấy hi vọng trong đó”. Đài CNN dẫn lời tâm sự của cô: “Bức ảnh đó giống như một biểu trưng của tự do, của hi vọng, của nỗ lực gắng sống thêm một chút. Tôi đã rất buồn khổ trong trại trẻ mồ côi, tôi không biết mình đã vượt qua những ngày tháng đó thế nào nhưng bức ảnh đã thật sự cứu sống tôi”.
Niềm đam mê với ballet đã được tiếp sức khi năm 1999, lúc lên 4 tuổi, DePrince được một gia đình ở bang New Jersey (Mỹ) nhận làm con nuôi. Cô bé được học múa ballet và rất mau chóng đạt được những dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp.
Ở tuổi 13, DePrince giành được học bổng toàn phần của Nhà hát ballet Mỹ. Một năm sau, cô tham dự giải America Grand Prix dành cho giới trẻ, cuộc thi ballet lớn nhất thế giới. Tại đây DePrince tiếp tục giành thêm một học bổng khác.
DePrince trở thành một trong các ngôi sao được xuất hiện trong bộ phim tài liệu First position (Vị trí đầu tiên) của Mỹ năm 2011 và biểu diễn trong chương trình truyền hình Dancing with the stars (Khiêu vũ cùng các ngôi sao). Vào tháng 8-2012, cô có buổi biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp đầu tiên tại Johannesburg, Nam Phi.
Năm 2012 DePrince tốt nghiệp Trường Jacqueline Kennedy Onassis của nhà hát ballet Mỹ, sau đó tham gia Nhà hát khiêu vũ Harlem. Năm ngoái, DePrince trở thành học viên của Công ty ballet quốc gia Hà Lan, nơi thu hút rất nhiều nghệ sĩ quốc tế và là khách mời thường xuyên của những sự kiện lễ hội lớn trên toàn châu Âu.
Trong khát vọng vươn lên khẳng định mình, DePrince còn muốn thay đổi những định kiến lâu nay của công chúng về các vũ công ballet da đen. Cô cho biết mình sẽ còn phải nỗ lực nhiều hơn để được chấp nhận vào thế giới đặc biệt của nghệ thuật múa ballet, nơi mà hầu hết nghệ sĩ đều là người da trắng.
Cô nói: “Tôi vẫn đang cố hết sức để thay đổi cách nhìn của mọi người về vũ công ballet da đen. Để mọi người tin rằng chúng tôi có thể trở thành những vũ công tuyệt vời”.