Định mức chi phí thiết kế công trình dân dụng
Định mức chi phí thiết kế công trình dân dụng
Thông tin này có thể không còn chính xác
Số 8 Ngõ 327 Phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Loại công trình xây dựng được xác định theo tính chất kết cấu và công năng sử dụng công trình.
Việc phân loại công trình được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng như sau:
“Điều 3. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
1. Căn cứ tính chất kết cấu và công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân loại như sau:
a) Theo tính chất kết cấu, công trình được phân thành các loại gồm: Nhà, kết cấu dạng nhà; cầu, đường, hầm, cảng; trụ, tháp, bể chứa, silô, tường chắn, đê, đập, kè; kết cấu dạng đường ống; các kết cấu khác;
b) Theo công năng sử dụng, công trình được phân thành các loại gồm: Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng; công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp; công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật; công trình phục vụ giao thông vận tải; công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh và được quy định chi tiết tại Phụ lục I Nghị định này.
Công năng sử dụng của công trình có thể được tạo ra bởi một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục công trình có mối quan hệ tương hỗ với nhau tạo nên công năng chung. Dự án đầu tư xây dựng có thể có một, một số công trình độc lập hoặc tổ hợp công trình chính hoặc dây chuyền công nghệ chính. Công trình nằm trong một tổ hợp công trình hoặc một dây chuyền công nghệ là hạng mục công trình trong tổ hợp công trình hoặc dây chuyền công nghệ”.
Như vậy, phân loại công trình theo công năng sử dụng được quy định chi tiết tại Phụ lục I Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
Các hạng mục công trình vỉa hè, khuôn viên, bồn hoa… như ông Tuyến nêu được sử dụng phục vụ cho cơ quan hành chính xã. Cơ quan hành chính xã theo quy định tại Mục I Phụ lục I Nghị định số 06/2021/NĐ-CP là công trình dân dụng. Vì vậy, các hạng mục công trình như ông nêu thuộc loại công trình dân dụng.
Tham gia và theo dõi Facebook Fan Page CII để cập nhập những tin tức của CII một cách nhanh nhất !!!
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Hạ Tầng Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII) là tổ chức đầu tư tài chính, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần đại chúng, được thành lập năm 2001 để góp phầnthực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư hạ tầng của UBND TP.HCM. Sang năm 2013, với tốc độ tăng trưởng cao và hàng loạt các dự án đầu tư được triển khai, mô hình quản trị ban đầu không còn phù hợp nữa, CII quyết định tiến hành quá trình tái cấu trúc theo mô hình tập đoàn, đồng thời thực hiện tái cấu trúc tài chính. CII đã thành lập các công ty thành viên chuyên trách các mảng hoạt động dầu tư về hạ tầng bao gồm:
Ngày 16/02/2023, Bộ Xây dựng đã có công văn 501/BXD-HTKT gửi Sở Xây dựng Hà Nội về việc áp dụng định mức chi phí quản lý dự án và chi phí giám sát công tác quản lý lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội.
Về thẩm quyền quyết định chi phí giám sát, chi phí quản lý: Theo nội dung văn bản số 8626/SXD-KTXD, Sở Xây dựng Hà Nội được giao quản lý hạ tầng kỹ thuật (bao gồm các lĩnh vực: cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, công viên cây xanh, vườn hoa, chiếu sáng công cộng); các nhiệm vụ quản lý, theo dõi giám sát công tác duy tu, duy trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật nêu trên được giao cho Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội (là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Xây dựng) thực hiện.
Hiện nay, chi phí thực hiện quản lý, giám sát lĩnh vực duy trì hệ thống chiếu sáng đô thị; duy trì, phát triển hệ thống cây xanh đô thị được hướng dẫn tại Thông tư số 14/2017/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị. Theo đó, khoản 6 của Thông tư quy định: “Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức xây dựng đơn giá, xác định dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị, dự toán các chi phí giám sát, chi phí quản lý dịch vụ công ích đô thị; tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt đơn giá và dự toán các chi phí trên”. Đối với các lĩnh vực dịch vụ hạ tầng kỹ thuật khác (như cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải…) thì chưa có hướng dẫn về các chi phí này tại các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Do đó, đối với đề xuất xác định định mức làm cơ sở lập dự toán chi phí giám sát, chi phí quản lý cho các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật để phục vụ công tác quản lý nêu tại văn bản số 8626/SXD-KTXD, đề nghị Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức hoạt động của Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội; phạm vi, yêu cầu các nhiệm vụ phải thực hiện quản lý, giám sát và các quy định pháp luật có liên quan để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Về nội dung đánh giá tổng kết và đề xuất áp dụng định mức chi phí quản lý dự án, chi phí giám sát công tác quản lý lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật nêu tại văn bản số 8626/SXD-KTXD (và các tài liệu kèm theo) để phục vụ công tác quản lý chi phí cho năm 2023 và các năm tiếp theo chưa có ý kiến của các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Bộ Xây dựng lưu ý một số nội dung sau:
Đối với đề xuất áp dụng định mức chi phí quản lý dự án, chi phí giám sát thi công thuộc lĩnh vực xây dựng (theo quy định tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng) để tính toán, xác định nguồn chi phí quản lý, chi phí giám sát cho công tác quản lý, giám sát đối với lĩnh vực duy tu, duy trì hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công ích trên địa bàn là chưa đủ cơ sở để đánh giá sự phù hợp về yêu cầu đặc thù, về phạm vi, tính chất công việc, về điều kiện thực hiện của chi phí quản lý, giám sát...;
Việc lập dự toán hoặc xác định định mức để lập dự toán chi phí quản lý, chi phí giám sát theo yêu cầu quản lý của địa phương cần thực hiện trên cơ sở các căn cứ pháp lý, quy định của pháp luật có liên quan; đồng thời phải xác định rõ phạm vi, nội dung yêu cầu của công việc; quy trình, trình tự thực hiện quản lý, giám sát, đánh giá kết quả đã thực hiện qua các năm (tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn kinh phí, chất lượng giám sát, quản lý…); phù hợp với mô hình quản lý (cơ chế tài chính; chức năng, nhiệm vụ; chỉ tiêu biên chế được giao; khối lượng công việc thực tế…) và các khoản chi theo quy định (tiền lương, tiền công, trích lập các quỹ, chi thu nhập tăng thêm …).
Việc chi tiêu, thanh toán, quyết toán chi phí quản lý, chi phí giám sát thực hiện theo các quy định hiện hành.
Trung tâm Thông tin Nguồn: Công văn 501/BXD-HTKT.
3.1. Chi phí thiết kế xây dựng xác định theo định mức ban hành tại Thông tư này để hoàn thành các công việc thiết kế gồm: Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, lập dự toán xây dựng, lập chỉ dẫn kỹ thuật, lập quy trình bảo trì công trình, giám sát tác giả và mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
3.2. Chi phí thiết kế xây dựng xác định theo định mức chi phí tỷ lệ phần trăm (%) (ban hành từ bảng 2.4 đến bảng 2.13 kèm theo Thông tư này) nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) của từng công trình (tương ứng với loại, cấp công trình) trong tổng mức đầu tư được duyệt hoặc của từng gói thầu xây dựng trong trường hợp dự án, công trình được người quyết định đầu tư cho phép triển khai thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở theo từng gói thầu xây dựng.
3.3. Chi phí thiết kế xây dựng xác định theo công thức sau:
Ctk = Cxd * Nt * (k1 * k1 * …*kn) (2)
– Ctk: Chi phí thiết kế xây dựng; đơn vị tính: giá trị;
– Cxd: Chi phí xây dựng tương ứng với loại, cấp của từng công trình trong tổng mức đầu tư được duyệt; đơn vị tính: giá trị;
– Nt: Định mức chi phí thiết kế ban hành tại Thông tư này; đơn vị tính: tỷ lệ %;
– ki: Hệ số điều chỉnh định mức chi phí thiết kế;
3.4. Chi phí thiết kế xây dựng tính theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) ban hành tại Thông tư này đã bao gồm chi phí lập dự toán xây dựng, chi phí lập dự toán xây dựng chiếm khoảng 12% của chi phí thiết kế xây dựng.
3.5. Định mức chi phí thiết kế xây dựng điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Công trình sửa chữa hoặc công trình cải tạo hoặc công trình nâng cấp hoặc công trình mở rộng:
– Thiết kế sửa chữa hoặc cải tạo hoặc nâng cấp:
+ Trường hợp thiết kế không thay đổi kết cấu chịu lực của công trình: k = 1,1;
+ Trường hợp thiết kế có thay đổi kết cấu chịu lực (không gồm móng công trình) của công trình hoặc thiết kế cải tạo, nâng cấp dây chuyền công nghệ, bổ sung thiết bị: k = 1,2;
+ Trường hợp thiết kế có thay đổi kết cấu chịu lực và móng công trình hoặc hạng mục công trình: k =1,3;
– Thiết kế mở rộng có tính toán kết nối với dây chuyền công nghệ của công trình hiện có: k = 1,15.
b) Thiết kế xây dựng công trình xây dựng trên biển, công trình ngoài hải đảo, thiết kế dây chuyền công nghệ có hệ thống điều khiển tự động hóa SCADA (System Control and Data Acquisition), DCS (Distributed Control System): k = 1,15.
c) Trường hợp sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan có thẩm quyền ban hành; thiết kế công trình lặp lại trong một cụm công trình hoặc trong một dự án hoặc sử dụng lại thiết kế, chi phí thiết kế xác định theo công thức sau:
Ctk = Cxd x Nt x (0,9 x k + 0,1) (3)
– Cxd: Chi phí xây dựng tương ứng với loại, cấp của từng công trình trong tổng mức đầu tư được duyệt; đơn vị tính: giá trị;
– Nt: Định mức chi phí thiết kế ban hành tại Thông tư này; đơn vị tính: tỷ lệ %;
– k: Hệ số điều chỉnh giảm định mức chi phí thiết kế do:
+ Sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình: Công trình thứ nhất: k = 0,36; công trình thứ hai trở đi: k = 0,18;
+ Thiết kế công trình lặp lại trong một cụm công trình hoặc trong một dự án hoặc sử dụng lại thiết kế: Công trình thứ nhất: k = 1 (không điều chỉnh); công trình thứ hai: k = 0,36; công trình thứ ba trở đi: k = 0,18;
– 0,1: Chi phí giám sát tác giả (10%).
3.6. Khi đã áp dụng hệ số điều chỉnh định mức thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình tại khoản 3.11 đến khoản 3.15 thì không áp dụng hệ số điều chỉnh định mức sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng theo hướng dẫn tại điểm a khoản 3.5 nêu trên.
3.7. Khi cần phải thiết kế riêng phần san nền của dự án khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị mới thì chi phí thiết kế san nền của các dự án nêu trên tính bằng 40% định mức chi phí thiết kế công trình giao thông cấp IV.
3.8. Trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thiết kế thì chi phí quản lý của tổng thầu thiết kế được trích từ chi phí thiết kế của các nhà thầu phụ trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên.
3.9. Định mức chi phí thiết kế xây dựng chưa gồm chi phí để thực hiện các công việc sau:
a) Khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế;
b) Đưa tim, mốc thiết kế công trình ra thực địa;
c) Đo đạc, đánh giá hiện trạng công trình phục vụ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng;
d) Thiết kế di dời; thiết kế biện pháp phá dỡ công trình;
đ) Thiết kế chế tạo thiết bị (trừ thiết kế thiết bị cơ khí ban hành tại bảng TL1 kèm theo Thông tư này);
e) Thiết kế hệ thống điều khiển thông minh của tòa nhà;
g) Lựa chọn phương án tiết kiệm năng lượng đối với thiết kế xây dựng công trình;
h) Làm mô hình hoặc thí nghiệm mô hình thủy lực công trình;
i) Mô tả địa chất trong quá trình xây dựng công trình thủy điện, thủy lợi;
k) Lập báo cáo tác động môi trường, lập cam kết bảo vệ môi trường;
l) Lập báo cáo đánh giá động đất công trình (theo yêu cầu phải lập báo cáo riêng);
m) Lập các báo cáo, hồ sơ thỏa thuận chuyên ngành theo yêu cầu của chủ đầu tư (nếu có);
Chi phí để thực hiện các công việc nêu trên xác định theo các văn bản hướng dẫn tương ứng hoặc xác định bằng lập dự toán chi phí.
3.10. Chi phí thiết kế xây dựng điều chỉnh, chi phí lập dự toán xây dựng điều chỉnh xác định bằng dự toán chi phí theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành.
Bảng 2.4: Định mức chi phí thiết kế kỹ thuật của công trình dân dụng có yêu cầu thiết kế 3 bước
Bảng 2.5: Định mức chi phí thiết kế bản vẽ thi công của công trình dân dụng có yêu cầu thiết kế 2 bước
b) Một số quy định khi áp dụng định mức chi phí thiết kế công trình dân dụng:
– Chi phí thiết kế xây dựng công trình dân dụng có yêu cầu thiết kế 3 bước là tổng chi phí thiết kế kỹ thuật và chi phí thiết kế bản vẽ thi công; trong đó, chi phí thiết kế kỹ thuật xác định theo định mức ban hành tại bảng 2.4 kèm theo Thông tư này, chi phí thiết kế bản vẽ thi công xác định bằng 55% theo định mức ban hành tại bảng 2.4 kèm theo Thông tư này;
– Chi phí thiết kế bản vẽ thi công công trình dân dụng có yêu cầu thiết kế 2 bước xác định theo định mức ban hành tại bảng 2.5 kèm theo Thông tư này;
– Định mức chi phí thiết kế của một số công trình dân dụng điều chỉnh với hệ số k = 1,2 gồm: Sân vận động quốc gia, sân thi đấu quốc gia; nhà thi đấu thể thao quốc gia; Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày quốc gia; Trụ sở làm việc của các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương và cấp hành chính tương đương;
– Trường hợp công trình dân dụng có chi phí thiết bị công trình ≥ 50% tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị trong dự toán công trình thì chi phí thiết kế công trình dân dụng này xác định bằng cặp trị số định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) ban hành tại bảng 2.4 hoặc bảng 2.5 và bảng DD1 kèm theo Thông tư này.
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam. Do đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng đô thị nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Trong thời gian qua, các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị của Thành phố hầu hết được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hoặc bằng một phần vốn ngân sách và vốn vay. Nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật ngày càng gia tăng, trong điều kiện nguồn vốn ngân sách không thể đáp ứng đầy đủ và nguồn vốn vay thường có lãi suất cao với thời hạn vay không dài. Trong khi đó, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng và của các tổ chức tài chính còn tiềm năng khá lớn nhưng chưa có cơ chế để huy động.
Trong bối cảnh đó, việc ra đời Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, với tư cách là một tổ chức đầu tư tài chính hoạt động với mô hình là một Công ty cổ phần đại chúng, nhằm thu hút rộng rãi nguồn vốn đầu tư cho các dự án, góp phần vào việc xã hội hoá đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị của Thành phố.
Tầm nhìn : Phát triển Công ty thành một tổ chức đầu tư tài chính lớn, có sức cạnh tranh cao trong lĩnh vực đầu tư,khai thác các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư và hưởng lợi từ việc đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
Mục tiêu: Xã hội hoá lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố Hồ Chí Minh. Góp phần nâng cao hiệu quả của công cuộc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố thông qua việc hình thành một công cụ tài chính của thành phố, một đơn vị chuyên ngành đầu tư phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng có năng lực tài chính và chuyên môn. Hình thành một kênh huy động vốn đầu tư mới, góp phần định hướng đầu tư lành mạnh trong dân chúng thông qua việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và các thành phần kinh tề để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật Thành phố.
6. Các dự án đã xây dựng, môi giới: