Không riêng gì với Mỹ mà dù bạn đi sang bất cứ một quốc gia nào bằng con đường vận chuyển hàng không thì cũng đều có những quy định riêng về khối lượng hành lý mang theo. Vì thế nếu bạn đi nước ngoài lần đầu cần lưu ý một số quy định về hành lý mang theo và lời khuyên tốt nhất cho bạn đó là không nên mang quá nhiều đồ, đồ đạc cồng kềnh nhằm hạn chế tối đa trường hợp bị thất lạc hành lý. Đồng thời bạn cũng nên tìm hiểu trước một số hàng hóa, vật dụng không được mang theo khi lên máy bay.
Không riêng gì với Mỹ mà dù bạn đi sang bất cứ một quốc gia nào bằng con đường vận chuyển hàng không thì cũng đều có những quy định riêng về khối lượng hành lý mang theo. Vì thế nếu bạn đi nước ngoài lần đầu cần lưu ý một số quy định về hành lý mang theo và lời khuyên tốt nhất cho bạn đó là không nên mang quá nhiều đồ, đồ đạc cồng kềnh nhằm hạn chế tối đa trường hợp bị thất lạc hành lý. Đồng thời bạn cũng nên tìm hiểu trước một số hàng hóa, vật dụng không được mang theo khi lên máy bay.
Bạn có thể mua vé máy bay trực tiếp từ các hãng hàng không hoặc mua vé thông qua các đại lý. Giá vé máy bay mua qua đại lý hay mua trước khi bay một thời gian thường sẽ rẻ hơn. Nếu bạn thường xuyên online, bạn có thể mua vé máy bay trong các chương trình khuyến mãi với giá rẻ hơn nhiều so với bình thường. Tuy nhiên, những vé giá rẻ này thường có hạn chế là thời gian hợp lệ của vé ngắn, số kg đồ gửi thấp, không được trả lại vé một khi đã mua hoặc số tiền trả lại sẽ thấp so với vé bình thường …
Tại khu Departure, bạn tìm đến các quầy của hãng hàng không mà bạn đi. Giờ check-in thường bắt đầu từ 3h trước giờ máy bay cất cánh đến trước 40 phút giờ máy bay cất cánh. Nếu vé của bạn chưa ghi vị trí chỗ ngồi mà bạn muốn chọn chỗ thì nên đến sớm hơn để xếp hàng. Hãy đề nghị với nhân viên check-in để được ngồi cạnh cửa sổ hay cạnh lối đi theo mong muốn, nếu còn chỗ trong hạng tương ứng của bạn nhân viên sẽ sắp xếp cho bạn theo yêu cầu.
Ngoài ra, hạng Business hay First class có quầy check-in riêng, chỉ khi nào không có khách đi hạng này mà có đông khách đợi ở các hạng khác thì các nhân viên mới linh động làm thủ tục cho khách các hạng khác ở quầy này.
Đầu tiên, nhân viên tại quầy check-in sẽ kiểm tra vé máy bay, chứng minh thư hoặc hộ chiếu/Visa của bạn, nếu có đồ gửi bạn đưa lên bàn cân, nhân viên có thể sẽ kiểm tra luôn hành lý xách tay của bạn có hợp lệ không.
Sau khi xong thủ tục tại quầy, nhân viên check-in sẽ đưa lại cho bạn vé máy bay, các giấy tờ liên quan, thẻ lên máy bay (Boarding Pass) và cuống vé tương ứng với hành lý ký gửi.
Từ lúc này đến lúc lên máy bay, bạn sẽ dùng thẻ lên máy bay thay thế cho vé máy bay. Trên thẻ này ghi địa chỉ phòng đợi tức là cổng (gate) mà bạn sẽ phải có mặt trước khi lên máy bay, thời gian phòng đợi mở cửa, số ghế (seat) trên máy bay của bạn.
Theo kinh nghiệm đi máy bay lần đầu, trong trường hợp bạn đi transit nhân viên có thể sẽ làm luôn thẻ lên máy bay cho các chặng tiếp theo của bạn, bạn chú ý không nhầm giữa các thẻ lên máy bay với nhau. Tùy theo tình hình họ sẽ thông báo cho bạn biết hành lý ký gửi của bạn sẽ được tự động chuyển giữa các chuyến bay và bạn sẽ lấy đồ ở đích cuối cùng hay phải tự lo ở từng địa điểm.
Nếu sân bay thu lệ phí, bạn nên nộp ngay để tránh mất thời gian sau này.
Nếu bạn đi chuyến bay quốc tế, bạn sẽ phải làm thủ tục xuất cảnh. Tùy theo mỗi sân bay, bước kiểm tra an ninh có thể diễn ra trước hoặc sau bước làm thủ tục xuất cảnh.
Tại đây, bạn đưa ra hộ chiếu/visa cho nhân viên hải quan xem xét và có thể đóng dấu vào hộ chiếu của bạn hay gỡ bỏ visa/giấy tờ liên quan khỏi hộ chiếu của bạn nếu đã hết giá trị.
Hành lý xách tay của bạn sẽ được đưa qua máy quét và bạn sẽ đi qua một cổng từ. Các đồ kim loại như chìa khóa hay điện thoại,… bạn nên cho ra khay để qua đường máy quét, tránh làm mất thời gian của cả hai bên một cách không cần thiết.
Đến bước này xem như bạn đã hoàn thành xong các thủ tục tại sân bay. Nếu chưa đến giờ bay, bạn có thể đợi ở phòng đợi tùy theo hạng vé Business hay First Class của bạn.
Khi đến giờ lên máy bay, nhân viên của hãng hàng không bạn đi sẽ đến hướng dẫn ở phòng đợi. Hành khách có vé hạng cao hơn vào trước, tiếp đến là những người tàn tật, những người có trẻ em đi cùng, những người còn lại xếp hàng lần lượt vào hoặc nhân viên sẽ gọi theo số ghế.
Bạn đưa ra Thẻ lên máy bay (Boarding Pass), nhân viên xé một phần và đưa lại cho bạn mảnh nhỏ hơn trên đó có ghi số ghế của bạn, bạn đi theo hành lang nhỏ để lên máy bay hoặc ra xe bus để đến chân máy bay.
Khi lên máy bay, bạn sẽ ngồi vào ghế theo số được ghi trên Boarding Pass của bạn. Bạn có thể gọi tiếp viên bằng cách ấn nút trên ghế ngồi của mình.
Sau khi máy bay cất cánh, tùy theo mỗi hàng hàng không cũng như hạng vé, mỗi người được phát một khăn mặt để lau mặt và tay. Đồ uống được đem ra, bạn có thể chọn rượu mạnh (tùy tuyến bay), rượu vang, bia, nước ngọt, nước hoa quả, nước khoáng. Đi đường dài, chuyến bay sẽ có 2 bữa ăn chính và một bữa phụ. Chuyến đi ngắn thường chỉ có 1 bữa ăn, đôi khi không phục vụ rượu miễn phí. Sau khi ăn xong tiếp viên sẽ phục vụ cafe hoặc chè.
Ngoài các bữa ăn bạn có thể xin nước uống bất cứ lúc nào. Nếu lạnh, bạn có thể nói tiếp viên cho mượn chăn để đắp. Khi đi đường dài, thỉnh thoảng bạn nên ra khỏi chỗ đi lại cho đỡ mỏi và tập các động tác để thư giãn cơ thể.
Để được tư vấn mua nhà hoặc đầu tư vào 2% kênh đầu tư bất động sản tốt nhất tại Mỹ, Anh Chị vui lòng đăng ký tư vấn. Cố Vấn Đầu Tư của USHome sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ cho Anh Chị.
Do ở Việt Nam chưa có hãng hàng không nào khai thác đường bay thẳng sang mỹ, cho nên khi bay từ Việt Nam sang Mỹ bắt buộc bạn phải bay ít nhất 2 chặng. Vì vậy bắt buộc bạn phải chọn hành trình bay transit. Từ Việt Nam bạn có thể qua một nước châu Á nào đó để transit như Nhật, Hàn, Đài Loan, Hồng Kong... Sau đó từ trạm trung chuyển này bạn sẽ bay thẳng tới Mỹ. Vì là các chuyến bay transit nên đối với những người lần đầu tiên đi sẽ gặp nhiều khó khăn về thủ tục.
Các loại giấy tờ mà bạn cần mang theo khi đi Mỹ đó là hộ chiếu và Visa. Để bạn có thể dễ dàng nhập cảnh vào Mỹ thì đây là hai loại giấy tờ bắt buộc cần phải có. Ngoài ra nếu có tre em đi cùng bạn cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
-Giấy khai sinh với trẻ em dưới 14 tuổi.
-Giấy chứng sinh đối với trẻ em dưới 1 tháng tuổi.
Một lời khuyên rất hữu ích cho bạn khi xuống sân bay quá cảnh đó chính là bạn hãy chỉnh giờ đồng hồ của bạn theo giờ địa phương tại sân bay quá cảnh để cho có thể dễ dàng theo dõi giờ bay trên bảng thông báo tại sân bay. Khi xuống khỏi sân bay có hai lối là Transit và Immigrant bạn hãy đi theo lối transit để quá cảnh cho chuyến bay tiếp theo.
Nếu bạn là người kém tiếng anh hãy học thuộc một số câu đơn giản hoặc viết vào sổ tay như: cổng ra máy bay chỗ nào? Nhà vệ sinh ở đâu?
Khi đi máy bay từ Việt Nam sang Mỹ khi xuống sân bay mà bạn không may bị thất lạc hành lý thì hãy bình tĩnh để xử lý mọi việc. Nếu bạn đi du lịch theo tuor thì hãy báo việc này với trưởng đoàn còn nếu bạn đi 1 mình thì hãy báo việc này với nhân viên trực tại đây. Họ sẽ giúp bạn thông báo tại quầy Lost and Found và căn cứ vào tờ khai hành lý của bạn các hãng hàng không sẽ tìm đồ thất lạc cho bạn.