Lễ Hội Thả Đèn Trời Đài Loan 2023

Lễ Hội Thả Đèn Trời Đài Loan 2023

Mỗi địa phương tại Đài Loan sẽ chọn thời điểm tổ chức lễ hội thả đèn lồng khác nhau. Tuy nhiên, đa số các lễ hội thường diễn ra vào đầu xuân, khoảng từ giữa tháng 1 đến đầu tháng 3 và kéo dài trong 3 ngày.

Mỗi địa phương tại Đài Loan sẽ chọn thời điểm tổ chức lễ hội thả đèn lồng khác nhau. Tuy nhiên, đa số các lễ hội thường diễn ra vào đầu xuân, khoảng từ giữa tháng 1 đến đầu tháng 3 và kéo dài trong 3 ngày.

Nguồn gốc của lễ hội thả đèn trời Đài Loan

Lễ hội thả đèn tại Đài Loan bắt nguồn từ truyền thuyết lâu đời kể về người dân di cư từ tỉnh Phúc Kiến đến Đài Loan. Họ thường bị cướp tấn công nên sau mùa thu hoạch phải trốn trên núi và mang của cải, đồ đá giấu trên các ngọn đồi cao. Đến khi một vài người đàn ông trở về làng để thám thính, nếu an toàn thì họ sẽ thả đèn lồng lên trời để báo hiệu gọi mọi người trở về làng. Ngoài ra, cũng có một truyền thuyết khác kể rằng một vị vua Hán đã ra lệnh thả đèn lồng vào đêm 15 tháng Giêng hằng năm với mong muốn thần linh sẽ ban phước cho dân lành.

Truyền thuyết xa xưa được lưu truyền qua nhiều thế hệ và dần trở thành thói quen thả đèn lồng của người Đài Loan chứa đựng thông điệp mang đến sự bình an và kêu gọi người xa xứ tìm đường về với quê nhà. Từ ý nghĩa nhân văn này, lễ hội thả đèn lồng được tổ chức ở khắp vùng miền Đài Loan hằng năm và thu hút rất nhiều du khách tham gia.

Những điều cần lưu ý khi tham gia lễ hội thả đèn trời tại Đài Loan

Khi tham gia lễ hội thả đèn lồng tại Đài Loan, bạn nên lưu ý:

• Đến địa điểm tổ chức sớm để tránh đám đông tham gia lễ hội.

• Đừng quên mang theo máy ảnh lưu giữ khoảnh khắc thả đèn đẹp lung linh.

• Giữ gìn vệ sinh môi trường khi tham gia lễ.

• Chuẩn bị quần áo, vật dụng cá nhân phù hợp với thời tiết, hoạt động du lịch.

• Lên kế hoạch tham gia lễ từ 1 – 2 tháng để có sự chuẩn bị tốt nhất.

• Đừng quên săn vé máy bay giá tốt để hành trình du lịch vừa tiết kiệm, an toàn, vừa trọn vẹn niềm vui. Hiện Bamboo Airways đang khai thác chặng bay đến Đài Loan với giá vé tốt cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn cùng bạn trải nghiệm lễ hội thả đèn lồng đẹp khó quên. Xem chi tiết thông tin chuyến bay và đặt vé máy bay đến Đài Bắc, Đài Loan cùng Bamboo Airways TẠI ĐÂY.

Trên đây là những thông tin về lễ hội thả đèn trời ở Đài Loan. Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều gợi ý thú vị cho chuyến du lịch sắp tới nhé!

Công ty Cổ phần Đầu tư và Cung ứng Nhân lực Năm Châu (Nam Chau IMS) là một trong những đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực tư vấn du học & xuất khẩu lao động.

Liên kết với nhiều thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc ...trong những năm qua chúng tôi đã đồng hành cùng rất nhiều học sinh và thực tập sinh, tiếp bước cho các em có thể học tập và làm việc thật tốt bên nước bạn.

Chính sự tin tưởng của khách hàng là động lực rất lớn cho chúng tôi phát triển bền vững...

NAM CHAU IMS - trao niềm tin cho những ước mơ nối tiếp.

Liên hệ tư vấn: 0981 057 683 - 0981 628 599 - 0967 620 068

Email: [email protected] hoặc [email protected]

Lễ hội là dịp để khách du lịch trải nghiệm và tìm hiểu nét đẹp văn hóa của quốc gia. Tại Đài Loan có rất nhiều lễ hội diễn ra  suốt các tháng trong năm. Tuy nhiên, có 5 lễ hội thổ dân vô cùng độc đáo mà bạn chẳng có thể tìm được ở nơi nào khác. Hôm nay  hãy cùng Đồ Tiện Ích tìm hiểu về những lễ hội đặc biệt này nhé!

Lễ hội của người thổ dân có rất nhiều điểm khác biệt so với các lễ hội thông thường. Khi tham gia những lễ hội này, bạn có thể trải nghiệm những điều cực kỳ mới lạ.

5 Lễ Hội thổ dân độc đáo tại Đài Loan

Lễ hội cá chuồn được người Tao tại đảo Lanyu tổ chức vào tháng 3 hằng năm. Cá chuồn là nguồn thức ăn quan trọng đối với người dân trên đảo. Hoạt động đánh bắt cá chuồn còn mang giá trị văn hóa truyền thống. Đảo Tao là quê hương của cả Chuồn và người dân trên đảo cũng sử dụng lịch có mối quan hệ mật thiết với mùa cá chuồn. Ví dụ mùa xuân là Rajun, cũng là mùa cá chuồn. Mùa hè và mùa thu được gọi là Teleke, tức là kết thúc mùa cá chuồn. Mùa đông được gọi là Aminon, mùa không có cá chuồn. Cứ vào mùa cá chuồn tức là tháng 3 hàng năm, người dân trên đảo sẽ tổ chức 1 lễ hội lớn và quan trọng như để truyền đi thông điệp rằng: Mùa cá chuồn đã bắt đầu. Người dân cũng chỉ đánh bắt vào mùa cá chuồn, sau đó đem phơi khô để dùng dần.

Trong lễ hội này, những người đàn ông sẽ mặc trang phục truyền thống, đội mũ bạc, đeo vàng miếng, múa hát cầu cho 1 vụ cá bội thu. Phụ nữ thường không được tham gia lễ hội này, thậm chí họ còn không được động vào tàu thuyền hay cá bắt được trong lễ hội.

Lễ hội này do người Amis tổ chức vào tháng 7 và tháng 8. Đây là nghi lễ hiến tế quan trọng nhất đối với người dân bản địa. Trong lễ hội này, người ta sẽ mặc những trang phục và thực hiện những điệu nhảy đặc biệt. Lễ hội được tổ chức để tri ân đất trời và ca ngợi mùa màng bội thu. Ngoài ra, lễ hội còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo và tương thân tương ái. Lễ hội được chia làm 3 giai đoạn: Đón các linh hồn, đãi các linh hồn và đưa tiễn các linh hồn. Ngày nay, các hoạt động trong buổi lễ đang được rút ngắn và thêm vào 1 số hoạt động như: Chạy đua, kéo co, bắn tên…

Đây là một lễ hội độc đáo của bộ lạc Bunun, được tổ chức vào cuối tháng 4 đầu tháng 5. Bộ lạc Bunun sinh sống ở phía Đông Nam Đài Loan. Họ có sức khỏe tốt, bền bỉ và khá hung dữ. Trong lễ hội bắn tai, người ta sẽ tổ chức những cuộc thi đấu vật và bắn cung dành cho những người đàn ông. Những cuộc thi này nhằm kiểm tra kỹ năng săn bắn cũng như sức mạnh của họ. Phụ nữ sẽ mặc trang phục truyền thống và thể hiện kỹ năng trồng trọt, chặt củi hoặc làm cỏ. Đặc biệt trong lễ hội này sẽ diễn ra cuộc thi bắn tai. Người ta sẽ đứng từ khoảng cách 30 mét, dùng cung tên bắn tai lợn và hươu. Ngày nay, người dân đã thay thế bắn tai bằng các hành động vật vẽ trên bìa cứng nên du khách có thể được phép tham gia.

Lễ hội chiến tranh được bộ lạc Tsou tổ chức và tháng hai hàng năm ở núi Ali. Đây là một lễ hội quan trọng được tổ chức nhằm cầu nguyện thần chiến tranh bảo vệ các chiến binh bộ lạc. Thông qua lễ hội này người ta cũng khuyến khích người dân bảo vệ bộ lạc bằng tất cả mạng sống của mình. Lễ hội này thể hiện sự gắn kết giữa các gia tộc và sự kết nối tinh thần của những người đàn ông. Có rất nhiều hoạt động tôn giáo và vũ điệu minh chứng cho sự bình đẳng và đạo đức giữa đàn ông và phụ nữ trong bộ lạc. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày. Vào nửa đêm cuối cùng mọi người cùng hát thật to để tạm biệt các vị thần.

Lễ hội Pasta Ay do người Siat tổ chức vào tháng 10 âm lịch hàng năm. Đây là một nghi lễ thiêng liêng của vùng núi Wufeng nhằm tưởng nhớ, tạ lỗi trước sự ra đi của tộc người da đen đã bị họ tiêu diệt từ nghìn năm trước. Sau khi thu hoạch mùa màng vào khoảng ngày 15/10 âm lịch, người dân sẽ tổ chức lễ hội trong 4 ngày với 3 phần nội dung chính: Giải trí, chào mừng và chia tay. Tuy nhiên, khách du lịch chỉ có thể tham gia vào phần giải trí.

Trên đây là 5 lễ hội thổ dân độc đáo tại Đài Loan. Nếu bạn muốn tận mắt chứng kiến những lễ hội này thì hãy lựa chọn một tour du lịch tới Đài Loan ngay hôm nay. Để được đặt tour với giá ưu đãi, hãy liên hệ ngay với Đồ Tiện Ích theo địa chỉ:

Cung cấp các dịch vụ: Đặt vé máy bay, dịch vụ làm visa hộ chiếu, tour lữ hành quốc tế - nội địa, teambuilding, tổ chức tour tự chọn cho nhóm từ 5+ người.