Ngành Công Nghiệp Chế Biến Là Gì

Ngành Công Nghiệp Chế Biến Là Gì

Ngày nay, Ngành chế biến thực phẩm là ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật — chế biến đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội vì được ứng dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống và được nhiều học sinh, sinh viên quan tâm. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng có thể biết rõ ngành chế biến thực phẩm là gì, tính chất của ngành ra sao? Học ngành chế biến thực phẩm thì học những gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao?

Ngày nay, Ngành chế biến thực phẩm là ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật — chế biến đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội vì được ứng dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống và được nhiều học sinh, sinh viên quan tâm. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng có thể biết rõ ngành chế biến thực phẩm là gì, tính chất của ngành ra sao? Học ngành chế biến thực phẩm thì học những gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao?

Thực phẩm dùng làm nguyên liệu nấu ăn

Tỉnh Bình Dương với vị trí chiến lược, là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, gần với TP. Hồ Chí Minh, kết nối thuận tiện với cảng biển, cảng hàng không, cũng như kết nối với các vùng nguyện liệu gỗ trọng điểm ở vùng Đông Nam Bộ, môi trường đầu tư thuận lợi, với các cơ chế, chính sách ưu đãi trong việc thu hút đầu tư nên trên địa bàn tỉnh  Bình Dương hiện có 1.215 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ (BIFA, 2022). Trong đó, doanh nghiệp trong nước có 905 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 10.839 tỷ đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 310 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 2,3 tỷ USD. Ngành chế biến gỗ tỉnh Bình Dương là một ngành hàng xuất khẩu chủ lực, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 15% chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất. Năm 2021, xuất khẩu ngành gỗ tỉnh Bình Dương chiếm tỷ trọng 18,6% trong kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh với giá trị đạt 6,12 tỷ USD chiếm tới 43% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, tăng 7,6% về giá trị so với năm 2020 (đạt 5,68 tỷ USD chiếm 47,3%). Các Sản phẩm gỗ của Bình Dương được  xuất  khẩu  sang  các thị trường  chính  như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan …

Năm 2022 là một năm đầy biến động, từ chính trị thế giới, đến sự biến động kinh tế toàn cầu khiến cho hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng, đặc biệt là ngành sản xuất, chế biến gỗ. Điều này khiến cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ tỉnh Bình Dương phải tính từng bước đi trong giai đoạn cuối năm 2022 để đạt chỉ tiêu đề ra. Mặc dù có nhiều tiềm năng và lợi thế, ngành công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đang đối mặt với nhiều thách thức. Giá mủ cao su sụt giảm trong một thời gian dài dẫn đến tình trạng chặt cây cao su với quy mô lớn để trồng các loại cây khác. Ngoài ra, nhiều địa phương trong vùng Đông Nam Bộ chuyển từ đất trồng cao su sang đất khu công nghiệp, dẫn đến nguy cơ thiếu nguyên liệu gỗ cao su cho ngành công nghiệp chế biến gỗ trong giai đoạn trước mắt và trong dài hạn. Cạnh tranh về nguồn nguyên liệu gỗ diễn ra ngày càng gay gắt, ngành công nghiệp chế biến gỗ mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh nhưng hiệu quả chưa cao, giá trị gia tăng thấp, chủ yếu là gia công. Ngoài ra, trong thời gian qua ngành công nghiệp chế biến gỗ chưa được quy hoạch, hoạt động còn phân tán, ảnh hưởng đến môi trường và khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước…

Nhằm lan tỏa các kết quả đã đạt được, cũng như chủ động trước những khó khăn thách thức đối với ngành gỗ Việt Nam nói chung và Tỉnh Bình Dương nói riêng, ngày 24/11/2022  UBND tỉnh Bình Dương ra Quyết định số 3085/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với những quan điểm, mục tiêu và các giải pháp phát triển ngành được xác định như sau:

1. Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương theo hướng bền vững, hiệu quả, hiện đại trên cơ sở sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu gỗ trong nước và nhập khẩu, ứng dụng công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường trong sản xuất.

2. Phát triển ngành công nghiệp chế biến nguyên liệu gỗ tỉnh Bình Dương theo hướng đẩy mạnh đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu uy tín phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

3. Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương trong mối liên kết với các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Đồng thời, đẩy mạnh các mối liên kết và tương tác với các tổ chức, tham tán thương mại tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp.

Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương đạt trình độ công nghệ hiện đại, có khả năng sản xuất các sản phẩm gỗ cao cấp với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

- Kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất đồ nội thất tỉnh Bình Dương năm 2025 đạt 9-10 tỷ USD; năm 2030 đạt 12-13 tỷ USD.

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tỉnh Bình Dương bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 20%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt 10%/năm.

- Đến năm 2025, xây dựng 09 cụm công nghiệp chuyên ngành chế biến gỗ với diện tích trung bình 70-75 ha/cụm. Hoàn thành 01 cụm công nghiệp trong năm 2022 và tiếp tục hoàn thành 08 cụm còn lại trước năm 2025.

- Đến năm 2025, nhu cầu gỗ xẻ là 3.855.107 m3; gỗ công nghiệp là 474.616 m3.

III. Định hướng và các giải pháp phát triển ngành gỗ tỉnh Bình Dương

Nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đã đặt ra, Đề án cũng ban hành các định hướng phát triển cụ thể như sau:

Đối với ngành chế biến gỗ nguyên liệu, sẽ đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại để sản xuất các loại gỗ nguyên liệu chất lượng cao phục vụ ngành sản xuất các sản phẩm từ gỗ cao cấp xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, bao gồm đầu tư giống cây trồng để tạo ra những loại nguyên liệu gỗ nhân tạo, gỗ công nghiệp; duy trì và phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng (gỗ cao su và gỗ tràm) tại các địa phương trong Vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên; hình thành mối liên kết phát triển vùng nguyên liệu gỗ giữa tỉnh Bình Dương và các tỉnh trong Vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên; phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành chế biến gỗ nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất các sản phẩm từ gỗ cao cấp xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, ưu tiên thu hút những dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, sử dụng ít lao động và tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh; duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các loại gỗ nguyên liệu chất lượng cao…

Đối với ngành sản xuất sản phẩm từ gỗ, sẽ đa dạng hóa mẫu mã các loại sản phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Cơ cấu sản phẩm gồm dòng sản phẩm cao cấp được làm từ gỗ cao cấp (chiếm 15- 20%) và sản phẩm chất lượng cao được làm từ gỗ có chất lượng phổ thông (80 - 85%) nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xây dựng và phát triển thương hiệu các loại sản phẩm đồ gỗ nội thất chất lượng cao của tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế; đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại để sản xuất các sản phẩm từ gỗ chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước…

Đối với định hướng phát triển khu, cụm công nghiệp ngành chế biến gỗ: Nghiên cứu, lựa chọn, một số khu công nghiệp được quy hoạch, đáp ứng các điều kiện về quy mô diện tích, cơ sở hạ tầng, ngành nghề thu hút đầu tư để phục vụ thu hút các dự án đầu tư ngành sản xuất đồ gỗ nội thất; tích hợp vào quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 một số khu công nghiệp chuyên ngành sản xuất đồ gỗ nội thất. Phát triển cụm công nghiệp chuyên ngành chế biến gỗ theo hướng nhanh và bền vững; chú trọng thu hút đầu tư các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, sản xuất sạch và bảo vệ môi trường; đổi mới công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ để tăng sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng như hiện nay. Phát triển 09 cụm công nghiệp diện tích 650 ha theo hướng hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, đặt mục tiêu hoàn thành 01 cụm công nghiệp trong năm 2022 làm thí điểm, và tiếp tục hoàn thành 08 cụm còn lại trước năm 2025. Bố trí các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất vào các khu công nghiệp gắn với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành chế biến gỗ. Phát triển cụm công nghiệp theo hướng tập trung, hoàn thiện hệ thống hạ tầng; phân bố và quy hoạch các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp ngành chế biến gỗ tại các huyện phía Bắc tỉnh Bình Dương một cách hợp lý.

Đồng thời, đẩy mạnh các mối liên kết và tương tác với các tổ chức, tham tán thương mại tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp.  Chú trọng thu hút đầu tư các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, sản xuất sạch và bảo vệ môi trường; đổi mới công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ để tăng sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng như hiện nay.

Nhằm tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, khó khăn trong thời gian tới, Đề án cũng đưa ra một số giải pháp trọng tâm như sau:

Tập trung phát triển đổi mới công nghệ: Ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin sẵn có trong truy xuất nguồn gốc gỗ để chứng minh tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu được sử dụng để tạo nên các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến gỗ trên cơ sở những đề tài, nghiên cứu khoa học từ các Viện nghiên cứu, trường đại học, sở, ngành.  Xây dựng, hình thành ngân hàng dữ liệu thông tin về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến và lực lượng chuyên gia công nghệ để hỗ trợ, cung cấp thông tin, tư vấn cho các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ trong việc tìm kiếm, lựa chọn, chuyển giao và đổi mới công nghệ. Hạn chế các công nghệ lạc hậu, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khi phát triển ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ.

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực: Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao cho ngành chế biến gỗ, tập trung vào việc xây dựng các trung tâm đào tạo về sử dụng vận hành và bảo dưỡng các máy móc thiết bị hiện đại, robot. Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế về đào tạo công nhân kỹ thuật trong khối ASEAN và các nước khác. Tranh thủ các nguồn tài trợ của nước ngoài về vốn, chuyên gia kỹ thuật để đào tạo thợ bậc cao, đặc biệt là nguồn lực từ các doanh nghiệp, công ty mẹ, công ty khách hàng; Các cơ sở đào tạo liên tục cập nhật và đổi mới nội dung chương trình đào tạo, đào tạo lý thuyết gắn với thực hành nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp chế biến gỗ của tỉnh Bình Dương chủ động tìm kiếm đối tác trong và ngoài ngành để liên doanh, liên kết nhằm chia sẻ các đơn hàng, giảm bớt chi phí tiêu thụ sản phẩm hoặc thông qua các tổ chức tín dụng để tranh thủ nguồn hỗ trợ từ các gói hỗ trợ của Chính phủ. Các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm và hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm tranh thủ sự ủng hộ về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý;

Các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, tự động hóa trong nhiều khâu trong quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm tạo ra.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống cây lâm nghiệp ở các cấp, nhất là cấp huyện, đẩy mạnh việc kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất giông cây lâm nghiệp, trong đó cần đặc biệt quan tâm kiểm tra, giám sát nguồn gốc của lô vật liệu nhân giống; Thực hiện thành công chuyển giao ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất một số giống cây lâm nghiệp theo phương pháp nuôi cấy mô, từng bước chủ động được nguồn cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp của tỉnh.

Xây dựng chính sách phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn, doanh nghiệp cần có sự liên kết với người trồng rừng. Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường uy tín và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, xây dựng hệ thống theo dõi trích xuất nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu xuất khẩu, thường xuyên tập huấn, cập nhật thông tin về phòng vệ thương mại;  củng cố và phát triển vùng nguyên liệu, đẩy mạnh tìm kiếm và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, tăng cường liên kết hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ giữa các Doanh nghiệp, xây dựng, hoàn thiện chuỗi cung ứng; Đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm, cơ cấu các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư các dự án trọng điểm phát triển ngành chế biến gỗ; Khuyến khích ưu đãi các dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển ngành chế biến gỗ. Hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tiến hành đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị; Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến gỗ đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Các khu, cụm công nghiệp phải được xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải trước khi thu hút bố trí các dự án; Đẩy mạnh tuyên truyền vận động sử dụng tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát sinh khí thải CO2, giảm thiểu phát sinh tiếng ồn trong sản xuất, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên nước để bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát sinh khí thải CO2, giảm thiểu phát sinh tiếng ồn trong sản xuất, giảm thiểu phát sinh Formaldehyde, Phenol, nhiệt và bức xạ nhiệt; Ban hành chương trình khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp pháp và bền vững môi trường từ gỗ rừng trồng trong nước, được sản xuất trên địa bàn tỉnh để thúc đẩy phát triển thị trường gỗ nội địa./.

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT