Những thông tin đặc sắc về Tập đoàn Masan và thị trường
Những thông tin đặc sắc về Tập đoàn Masan và thị trường
Theo đề xuất, trung tâm R&D của Nvidia tại Việt Nam sẽ tạo ra nền tảng thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong AI. Các nhà nghiên cứu và startup có thể sử dụng cơ sở hạ tầng này để phát triển ứng dụng AI trong một số lĩnh vực thiết yếu như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giao thông vận tải và tài chính.
Theo TS. Nijsse, tài nguyên dữ liệu là một trong những yếu tố thúc đẩy khoản đầu tư của Nvidia vào Việt Nam.
“Các mô hình AI được đào tạo dựa trên đơn vị xử lý đồ họa (GPU), vốn là sản phẩm chính của Nvidia, nhưng chúng cần thu thập rất nhiều dữ liệu để tạo ra phần mềm hữu ích. Dữ liệu như vậy ngày càng giá trị.
Với dân số lớn, Việt Nam có lợi thế về mặt dữ liệu, nhưng chúng ta phải thận trọng với cách thu thập, sử dụng và trả phí khai thác dữ liệu. Việc Nvidia mua lại VinBrain cho phép họ đi tắt đón đầu về dữ liệu sức khỏe, đồng thời tìm cách phát triển sản phẩm cho những lĩnh vực khác”, ông Nijsse nói thêm.
Một phần hệ thống phục vụ trung tâm dữ liệu của Nvidia. Ảnh: Bloomberg.
Ngay sau khi công bố đầu tư vào Việt Nam, Nvidia cho biết sẽ mở trung tâm nghiên cứu và phát triểnAI. Công ty này cũng cho hiển thị lại nhiều vị trí tuyển dụng trên LinkedIn, liên quan đến các công việc về sản xuất và hỗ trợ kỹ thuật.
Thậm chí, kể cả khi bản thân trung tâm dữ liệu của Nvidia không trực tiếp tạo ra nhiều việc làm, thì các vị trí được tuyển dụng tại đây đều sẽ có yêu cầu trình độ cao, cần những nhà khoa học có bằng cấp và trình độ nghiên cứu.
Theo TS. Nijsse, trung tâm dữ liệu là “khoản đầu tư dài hạn”, đồng nghĩa Nvidia sẽ tìm cách kết hợp trung tâm R&D để hỗ trợ đào tạo nhân tài. Ông cũng kỳ vọng công ty triển khai dự án với các trường đại học, chẳng hạn như cấp học bổng và các chương trình hợp tác.
* Ông đánh giá thế nào về môi trường đầu tư tại Việt Nam ở thời điểm Intel vừa đến so với hiện tại?
- 17 năm trước, khi đó Chính phủ Việt Nam, hay cụ thể hơn là ban lãnh đạo TP.HCM, đã có tầm nhìn rất tốt về tương lai khi thuyết phục Intel đến và đầu tư tại đây.
Chúng tôi là nhà đầu tư công nghệ cao đầu tiên tại Việt Nam và Chính phủ đã giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiều về quy trình hành chính. Tôi nghĩ sự có mặt của Intel cũng đã giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều nhà đầu tư công nghệ cao khác trong 17 năm qua.
* Nhiều nước đang cạnh tranh mạnh hút đầu tư công nghệ cao. Theo ông, Việt Nam cần cải thiện điều gì để hút những nhà đầu tư lớn như Intel?
- Để thu hút thêm nhà đầu tư, tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam nên xem xét lại các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay, nhất là thuế suất ưu đãi. Các quốc gia đang thu hút nhiều vốn FDI khác như Philippines, Malaysia, Indonesia... cũng tương tự.
Các quốc gia này và cả Việt Nam trước giờ đều tập trung vào việc sử dụng các chương trình về thuế thu nhập doanh nghiệp để hỗ trợ và thu hút các nhà đầu tư.
Hiện nay, chúng ta có thể thấy các tin tức về việc Mỹ, châu Âu, Nhật và Ấn Độ làm mới những chương trình ưu đãi dành cho doanh nghiệp đang được chia sẻ rộng rãi.
Chẳng hạn, đạo luật chip của Mỹ và châu Âu vừa được thông qua gần đây là những minh chứng rõ nét nhất cho việc chính phủ các nước đưa ra những chương trình hỗ trợ để thu hút các công ty công nghệ cao và các nhà sản xuất chất bán dẫn.
Việc hiện đại hóa các chương trình ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là một hành động thiết yếu mà Chính phủ Việt Nam cần làm để hỗ trợ doanh nghiệp, bên cạnh lợi thế về chi phí lao động và sự ổn định về chính trị.
Thứ hai, khi mới đến thị trường Việt Nam, chúng tôi được hỗ trợ giải pháp "một điểm dừng". Tất cả các quy trình thủ tục hành chính đều được tinh gọn lại và chúng tôi có thể đi vào thực hiện các kế hoạch kinh doanh một cách nhanh chóng.
Tuy vậy, thời gian qua đi, mọi thứ cũng dần thay đổi với nhiều thử thách hơn. Hiện tại, các thủ tục phê duyệt được chia ra cho nhiều bộ ngành phụ trách. Vì vậy, chúng tôi cũng đã trao đổi với Chính phủ rất nhiều và mong rằng có thể nhận được thêm sự hỗ trợ từ Chính phủ để có thể tinh gọn các quy trình, thủ tục hành chính. Không chỉ để duy trì số lượng các doanh nghiệp FDI hiện có, mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp FDI trong tương lai.
Tôi cũng xin ghi nhận Chính phủ Việt Nam cũng như TP.HCM đã và đang làm những gì có thể để hỗ trợ thêm cho các nhà đầu tư FDI, đặc biệt là ưu đãi cho thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong 4 năm tôi công tác tại đây, chỉ riêng cách chúng ta vượt qua kỳ đại dịch COVID-19 cũng đã chứng minh rất rõ khi Chính phủ tập trung và quyết tâm giải quyết một vấn đề, chắc chắn kết quả đạt được sẽ vô cùng ấn tượng. Vì vậy, tôi rất lạc quan vào thời gian sắp tới khi Việt Nam giải quyết những vấn đề mà tôi vừa nhắc đến.
* Có một số nhận định về việc Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất chip của khu vực, ông đánh giá thế nào?
- Tôi nghĩ Việt Nam hiện nay đã tiến rất xa. Không chỉ mỗi Intel, mà các công ty đa quốc gia khác đang hiện diện tại đây.
Theo thời gian, tôi nghĩ số lượng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa. Lúc này, Chính phủ Việt Nam cần giải quyết những vấn đề mà tôi đã nói trước đó: những ưu đãi từ Chính phủ, tinh giản các thủ tục hành chính. Mô hình hiện tại mà các công ty đang hướng đến cần khả năng chống chịu tốt và cân bằng về mặt địa lý.
Ngày nay, mọi quốc gia, mọi ngóc ngách trên thế giới đều cần đến chất bán dẫn. Do vậy, mỗi quốc gia nên tập trung vào một lĩnh vực chuyên biệt để tối đa hóa ưu điểm nhằm tạo ra được lợi thế cạnh tranh.
Chuyên gia nhận định xu hướng các hãng công nghệ lớn đầu tư vào Việt Nam sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cả 2 bên. Trong đó, sự tham gia của Nvidia có thể là bước ngoặt.
CEO Nvidia Jensen Huang. Ảnh: Bloomberg.
Trong chuyến công tác đến Việt Nam của CEO Jensen Huang, Nvidia thông báo hợp tác với Chính phủ để thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) và Trung tâm Dữ liệu AI (trí tuệ nhân tạo).
Thỏa thuận hợp tác giữa Nvidia và Việt Nam là sự kiện công nghệ nổi bật. Theo giới chuyên gia, với khoản đầu tư này, Nvidia sẽ hỗ trợ toàn bộ ngành công nghệ Việt Nam.
“Nvidia không phải công ty công nghệ lớn đầu tiên có mặt tại Việt Nam, nhưng họ là công ty AI lớn nhất”, TS. Jeff Nijsse, giảng viên cấp cao ngành Kỹ thuật Phần mềm, Đại học RMIT Việt Nam, nhận định.
Quyết định đầu tư của Nvidia nằm trong xu hướng lớn hơn. Đầu tháng 12, Google xác nhận thành lập Google Việt Nam, doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong nước để đóng góp quá trình chuyển đổi số.
Tháng 11, nhà cung ứng Foxconn của Apple công bố đầu tư 80 triệu USD vào hoạt động sản xuất chip tại tỉnh Bắc Giang. Trong khi đó, Meta có kế hoạch mở rộng sản xuất kính VR. SpaceX cũng bày tỏ ý định đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam, trong chuyến thăm của Tổng bí thư Tô Lâm đến Mỹ vào tháng 9.
Nhận định về xu hướng này, TS. Sam Goundar, giảng viên cấp cao ngành CNTT tại Đại học RMIT, nhận định Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một phần quan trọng của giới công nghệ toàn cầu.
“Những động thái này cho thấy Việt Nam không chỉ là điểm đến của sản xuất giá rẻ”, ông Goundar nhấn mạnh.
Theo tiến sĩ, những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của Việt Nam rất đa dạng, từ dân số trẻ, am hiểu công nghệ, chính sách hỗ trợ của Chính phủ và vị trí chiến lược.
Logo của Google. Ảnh: Bloomberg.
“Nhiều công ty muốn dịch chuyển một số hoạt động khỏi Trung Quốc. Việt Nam kết hợp nhiều điều kiện thuận lợi: vị trí gần Trung Quốc, chi phí phải chăng và nguồn lao động lành nghề ngày càng tăng.
Nhìn chung, đây là thời cơ tốt để Việt Nam vừa thu hút thêm đầu tư quốc tế, vừa củng cố ngành công nghệ trong nước”, TS Goundar nói.
TS Sreenivas Tirumala, giảng viên cấp cao ngành CNTT tại Đại học RMIT, nhận định các khoản đầu tư này là “cơ hội phát triển kinh tế và xã hội”, có thể hỗ trợ "thiết kế và phát triển phương pháp tiếp cận tiên tiến vượt bậc cho giới trẻ Việt Nam".
Khoản đầu tư của các hãng công nghệ lớn hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội tiếp xúc công nghệ tiên tiến, môi trường doanh nghiệp quốc tế cho giới trẻ trong nước. Họ sẽ có thêm cơ hội làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới, đặc biệt về AI.
“Những hãng công nghệ lớn, có uy tín như Nvidia và Google không chỉ cung cấp cơ hội việc làm, mà còn khuyến khích người trẻ thành lập startup nhằm cung cấp dịch vụ cho các hãng công nghệ lớn”, TS Tirumala nói thêm.
Những câu chuyện ít được biết về tỷ phú công nghệ
Tủ sách Công nghệ đem đến cho độc giả những cuốn sách hay nhất, đúc kết hàng trăm giờ chia sẻ của Steve Jobs, Elon Musk và những người liên quan. Chúng chứa đựng những câu chuyện công nghệ thú vị, ít khi được bật mí.
TPO - 11 tháng năm nay, các nhà đầu tư Trung Quốc đã có 632 dự án mới đăng ký vào Việt Nam, cao nhất trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ. Trung Quốc luôn duy trì là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam.
Nhiều năm qua, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 175,6 tỷ USD. Trong 11 tháng năm 2023, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta. Kim ngạch ước đạt 55,98 tỷ USD, tăng 6,2%. Đây là điểm sáng trong bối cảnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm. Nhập siêu từ Trung Quốc ước đạt 43,65 tỷ USD, giảm 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đến nay, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 4.161 dự án, tổng vốn đăng ký trên 27 tỷ USD, đứng thứ 6 trong tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng 11 tháng năm 2023, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án cấp mới vào Việt Nam – 632 dự án, tổng vốn hơn 3 tỷ USD (cao thứ 2 về vốn đăng ký).
Vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam trong 5 năm qua (đồ hoạ: Việt Linh).
Dự án quy mô lớn, công nghệ cao xuất hiện nhiều hơn. Cuối tháng 10/2023, tỉnh Quảng Ninh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam với tổng mức đầu tư 1,5 tỷ USD cho Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar Việt Nam. Đứng sau dự án “khủng” nói trên là Jinko Solar Holding - tập đoàn sản xuất tấm quang năng tiên tiến và lớn bậc nhất thế giới, đến từ Trung Quốc.
Hải Dương vừa thu hút thêm 2 dự án của doanh nghiệp Trung Quốc, tổng vốn đầu tư gần 400 tỷ USD. Dự án thứ nhất của Tập đoàn Deli (Trung Quốc), sản xuất văn phòng phẩm, có tổng mức đầu tư đăng ký 270 triệu USD, đặt tại khu công nghiệp Đại An mở rộng.
Dự án thứ hai là đề xuất của công ty BoViet - công ty con thuộc Tập đoàn BoWay (Trung Quốc), đầu tư nhà máy sản xuất tấm tế bào quang điện năng lượng mặt trời. Tổng vốn đầu tư khoảng 120 triệu USD. Khi 2 dự án mới đi vào sử dụng, dự kiến sẽ có khoảng 4.000 lao động được tuyển dụng.
Nghệ An cũng là địa phương được các nhiều nhà đầu tư Trung Quốc lựa chọn làm địa điểm dừng chân, với liên tục dự án mới đổ bộ, như: Công ty Innovation Precision Việt Nam (thuộc Tập đoàn Shandong Innovation Metal Technology Trung Quốc) sẽ xây nhà máy hợp kim nhôm tổng vốn 165 triệu USD tại khu công nghiệp VSIP Nghệ An; Runergy xây nhà máy vật liệu bán dẫn 293 triệu USD ở Nghệ An.
Dư địa về đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam còn rất nhiều, đặc biệt là những dự án lớn, trọng điểm. Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao cũng được doanh nghiệp hai nước thúc đẩy mạnh mẽ. Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA), Tập đoàn N&G vừa ký biên bản ghi nhớ với đoàn doanh nghiệp Thượng Hải (Trung Quốc) về việc hình thành tổ hợp sản xuất Techno Park giữa Việt Nam - Trung Quốc, và trước mắt là Hà Nội - Thượng Hải tại giai đoạn 2 của Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội.
Còn nhiều dư địa về đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam (ảnh: Như Ý).
Ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch HANSIBA đồng Chủ tịch điều hành Tập đoàn N&G - cho biết, trong chuỗi sản xuất toàn cầu hiện nay, các tập đoàn, doanh nghiệp Trung Quốc, nắm giữ nhiều kinh nghiệm, sở hữu công nghệ, bí quyết để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực chip bán dẫn.
Với hạ tầng ngày một phát triển, lao động dồi dào, khả năng thích ứng và tiếp cận công nghệ mới rất tốt, doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, trong đó có ngành micro - chip bán dẫn. “Chúng ta hoàn toàn toàn có thể hợp tác để thành lập tổ hợp sản xuất sản phẩm micro - chip bán dẫn Việt Nam - Trung Quốc và cũng có thể là Hà Nội - Thượng Hải”, ông Nguyễn Hoàng nói.
Trong lĩnh vực điện tử, Hansiba, N&G cũng vừa ký, trao thỏa thuận hợp tác với Hiệp hội doanh nghiệp điện tử điện thoại Trung Quốc - Ấn Độ - Việt Nam (CMA).
Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (VAFIE) - nhận định, thời gian gần đây, dự án FDI Trung Quốc vào Việt Nam có sự chọn lọc hơn, với 2 luồng đầu tư chính. Luồng thứ nhất từ chính doanh nghiệp Trung Quốc. Luồng thứ 2 từ việc dịch chuyển dòng vốn FDI theo xu hướng “Trung Quốc +1”.
Vừa trở về từ chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại Trung Quốc, ông Toàn nhận định, công nghệ của Trung Quốc hiện rất tốt. Ông Toàn cho rằng, Việt Nam nên học cách Trung Quốc thu hút đầu tư nước ngoài. Thay vì khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), Trung Quốc nâng tầm doanh nghiệp trong nước, tự xây dựng trung tâm R&D, tạo ra công nghệ mới.
“Lúc đó, một mặt họ bắt tay bình đẳng được với các nhà đầu tư nước ngoài, mặt khác có thể song hành và cạnh tranh. Cách làm hiệu quả rất cao”, ông Toàn khuyến nghị.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Xuân Dũng đã có buổi làm việc với ông Michael Zinck Jensen, Giám đốc Chương trình kiêm Kiểm soát viên tài chính Tập đoàn Pandora.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Xuân Dũng làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Pandora.
Trong buổi làm việc đó, ông Michael Zinck Jensen cho biết, dự án nhà máy sản xuất đồ trang sức Pandora tại tỉnh Bình Dương là dự án đầu tiên của tập đoàn thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Dự án có vốn đầu tư khoảng 163 triệu USD, dự kiến khởi công vào quý 1/2024. Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2026, nhà máy này sẽ tuyển dụng khoảng 7.000 - 9.000 lao động, với công suất hàng năm khoảng 60 triệu sản phẩm trang sức. Đây là cơ sở thứ ba của Pandora trên thế giới, đồng thời là cơ sở sản xuất đầu tiên được xây dựng ngoài Thái Lan.
Nhà máy mới của Pandora sẽ được hình thành trên cơ sở sự kết hợp hiệu quả giữa nghề thủ công bản địa của Việt Nam và những kỹ năng hàng đầu của Pandora do người sáng lập công ty phát triển. Điều này cho phép Pandora tăng hiệu quả và kiểm soát chi phí sản xuất tốt hơn mà không ảnh hưởng đến chất lượng và tính độc đáo được hoàn thiện thủ công của từng món đồ trang sức.
Tuy nhiên, ông Jensen cho biết công ty đang gặp khó khăn trong việc xin giấy phép xây dựng và ông mong Bộ Xây dựng sẽ đẩy nhanh quá trình này. Về vấn đề này, Thứ trưởng Bùi Xuân Dũng cho biết đã giao nhiệm vụ cho một đơn vị hỗ trợ công ty hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ.
Pandora hiện là một trong những nhà trang sức hàng đầu trên thế giới, họ có cửa hàng tại hơn 100 quốc gia và báo cáo doanh thu 3,76 tỷ USD vào năm ngoái.
Pandora hiện đang có hơn 2.700 cửa hàng thực tế trên khắp thế giới.
Pandora có bước những bước đi đầu tiên tại Copenhagen (Đan Mạch) vào năm 1982 bởi người thợ kim hoàn Per Enevoldsen và vợ là Winnie. Họ đã cũng nhau tạo ra những sản phẩm đầu tiên của mình.
Quan niệm của người thợ kim hoàn Per Enevoldsen rất rõ ràng: mỗi chiếc bùa hoặc món đồ nhỏ họ làm ra phải có ý nghĩa đặc biệt đối với người phụ nữ đeo nó. Đó có thể là một khoảnh khắc, một địa điểm, một kỷ niệm, một phong cảnh hay một ai đó và có thể được đeo trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Các sản phẩm của Pandora bắt đầu có được tiếng vang vào những năm 2000, cuối cùng họ đã tạo ra khái niệm “dây đeo tay” hay là “bùa chú” của riêng mình. Nó đã thu hút rất nhiều sự chú ý và họ bắt đầu kinh doanh cửa hàng đồ trang sức đầu tiên vào năm 2005 tại một địa điểm ở Bangkok, Thái Lan. Chỉ một năm sau đó, họ chuyển sang thị trường Đức bằng cách mở một cửa hàng Concept đầu tiên.
Sự thành công của Pandora là bước đi điển hình của một doanh nghiệp nhỏ, bắt đầu như một cửa hàng địa phương và trở thành một công ty nổi tiếng với 2.700 cửa hàng thực tế trên khắp thế giới.
Tại Việt Nam, Pandora hiện có 15 cửa hàng tại Việt Nam, chủ yếu ở các trung tâm thương mại ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Statista cho biết, thị trường trang sức Việt Nam có trị giá khoảng 0,82 tỷ USD vào năm 2014. Đến năm 2019, thị trường đã tăng trưởng đạt mức 1,01 tỷ USD.
Thị trường trang sức Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giá trị thị trường lại giảm xuống còn 0,82 tỷ USD vào năm 2020. Nhưng, thị trường này nhìn chung đã phục hồi vào năm 2022 và tạo ra doanh thu 1,02 tỷ USD. Hơn nữa, thị trường còn được dự đoán sẽ tăng trưởng 5,02% hàng năm (CAGR 2022-2026). Đặc biệt, các nhà phân tích tại Statista còn tin rằng từ năm 2022, trang sức không cao cấp sẽ chiếm 84% doanh thu.
Có thể nói, thị trường trang sức Việt Nam là một trong những trụ cột, mang lại giá trị văn hóa và kinh tế quan trọng cho đất nước. Với sự tăng trưởng nhu cầu gần đây cùng mức bình quân thu nhập ngày càng cao của người dân, Việt Nam đang dần trở thành môi trường tiềm năng để phát triển đầu tư và kinh doanh. Các công ty lớn trên toàn cầu (Pandora, Swarovski, v.v.) đã thiết lập sự hiện diện kinh doanh tại Việt Nam cùng với các thương hiệu nhà nước và tư nhân địa phương (PNJ, Trang sức Cửu Long, SJC, v.v.).
Tại Việt Nam, dù mới chỉ thâm nhập thị trường trong khoảng 5 năm trở lại đây, nhưng Pandora là một trong những cái tên rất được nhiều người ưa thích. Giờ đây, với việc họ đầu tư một nhà máy chế tác mới trị giá 163 triệu USD, kế hoạch sản xuất 60 triệu món đồ trang sức hàng năm, có thể sẽ là một bước đi đầy tham vọng, giúp tập đoàn này mở rộng quy mô và tấn công vào thị trường đầy tiềm năng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, Pandora cũng có thể sẽ gặp phải những sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các công ty lớn của địa phương, như PNJ, DOJI, SJC, Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý... Trong đó, đối thủ nặng ký nhất của Pandora chính là PNJ, một nhà sản xuất, kinh doanh nữ trang hàng đầu Việt Nam hiện sở hữu 341 cửa hàng, chiếm hơn 30% tổng thị phần nữ trang Việt Nam. Đó là chưa kể hàng nghìn doanh nghiệp nữ trang có quy mô nhỏ và vừa nằm rải rác trên toàn quốc.
Ngoài ra, từ nhiều năm nay, NHNN không cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho bất kỳ doanh nghiệp nào, nên Pandora buộc sẽ phải tự xoay xở nguồn nguyên liệu vốn đang khan hiếm trên thị trường trong nước với giá cao hơn nhiều giá quốc tế. Điều này cũng sẽ là một trong những thách thức lớn của Pandora trong việc mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam.
Pandora “thôn tính” nữ trang Việt Nam
Pandora đầu tư 100 triệu USD, mở cơ sở chế tác tại Việt Nam
“Hành trình trang sức xuyên việt” của PNJ lăn bánh tới Hồ Chí Minh, tôn vinh vẻ đẹp đời thường
beGems tài trợ độc quyền vương miện và trang sức cuộc thi Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2023
Thị trường quà tặng Valentine: Chuộng trang sức và mua hàng online
Vàng miếng SJC và vàng trang sức giảm chênh lệch