Hàng năm công ty xây dựng được chuỗi cung ứng bền vững tại các thị trường khó tính nhất như: Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada và từng bước mở rộng xuất khẩu thanh long sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ … Hiện nay, Thanh long Hoàng Hậu đã & đang đẩy mạnh thêm thị trường nhiều nước trên thế giới.
Hàng năm công ty xây dựng được chuỗi cung ứng bền vững tại các thị trường khó tính nhất như: Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada và từng bước mở rộng xuất khẩu thanh long sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ … Hiện nay, Thanh long Hoàng Hậu đã & đang đẩy mạnh thêm thị trường nhiều nước trên thế giới.
Từ Hi được cho là mỹ nhân đẹp nhất thời nhà Thanh. Không biết tin đồn này có phải là sự thật hay có thể là sự cường điệu của người khác nhưng sau khi xem những bức ảnh của bà khi còn trẻ, kết hợp với những ghi chép lịch sử, không khó để nhận ra Từ Hi thời trẻ quả thực là một mỹ nhân tuyệt trần.
Từ Hi vào cung năm mười sáu tuổi. Nhưng Hoàng đế Hàm Phong khi đó có rất nhiều thê thiếp nên không hề để ý tới Từ Hi. Vì vậy, sau khi vào cung rất lâu Từ Hi cũng không được Hàm Phong sủng ái. Từ Hi nhìn tình cảnh của mình chốn hậu cung liền tự nhủ: "Không được, nếu hoàng đế không sủng ái ta thì khi nào ta mới có thể ngẩng đầu?".
Vì vậy, Từ Hi thông minh bắt đầu hối lộ thái giám An Đức Hải - người hầu thân cận của Hàm Phong để bà có cơ hội gần vị hoàng đế này. An Đức Hải đã hoàn thành sứ mệnh của mình và nhanh chóng sắp đặt để Từ Hi có cơ hội tiếp xúc với Hàm Phong.
Khi Hoàng đế Hàm Phong nhìn thấy Từ Hi, liền bị mê hoặc. Từ Hi cứ vậy từ địa vị là Lan Quý nhân được tấn phong lên 1 cấp là Tần, kế tiếp lần lượt bà được sắc phong thành Ý phi, Quý phi và cuối cùng là Hoàng hậu... Đây có phải chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Tất nhiên là không, có lý do cho việc này. Vẻ đẹp của Từ Hi là điểm mấu chốt.
Nhan sắc Từ Hi lúc trẻ được phục dựng bằng công nghệ hiện đại.
Đây chỉ là từ góc độ của Hoàng đế Hàm Phong. Từ góc độ của lịch sử cũng ghi chép về nhan sắc của bà. Trong cuốn "Mãn Thanh ngoại sử" đã miêu tả về vị Thái hậu Từ Hi như sau: "Tuổi tuy còn nhỏ nhưng rất thông tuệ, nhan sắc không có đối thủ" (Miêu tả giai đoạn khi Từ Hi còn trẻ). Sự miêu tả này rất quy cách và tiêu chuẩn, rất phù hợp với cách viết trong những tài liệu lịch sử truyền thống. Từ Hi khi còn trẻ rất xinh đẹp, tư chất đoan chính, khí chất ngời ngời, rất nhiều nam nhân bị thu hút.
Nhiều bức ảnh và tranh của Từ Hi được các chuyên gia phục chế vẫn rất đẹp.
Khi đó có rất nhiều những nhà nghệ thuật ngoại quốc đã đến Trung Quốc thăm thú và học hỏi, họ đã được Từ Hi tiếp đón, gặp mặt. Do vậy, họ đã có cơ hội tận mắt chứng kiến gương mặt thật sự của Từ Hi Thái hậu. Từ Hi rất thích chụp ảnh và vẽ tranh, nên có rất nhiều ảnh, tranh về bà do các nhà nghệ thuật ngoại quốc thực hiện. Hiện nhiều bức ảnh và tranh của Từ Hi được các chuyên gia phục chế vẫn rất đẹp và sống động.
Ngay cả sau khi bà qua đời, những tin đồn về nhan sắc của bà vẫn không ngừng xuất hiện. Theo truyền thuyết, sau khi bà qua đời, "mộ tặc" Tôn Điện Anh đột nhập vào lăng mộ và mở quan tài ra thì thấy nhan sắc của bà vẫn như trước khi chết sau nhiều thập kỷ. Tuy đây chỉ là truyền thuyết nhưng phải nói rằng Từ Hi khi còn trẻ quả thực rất xinh đẹp.
Tạo hình Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu trong bộ phim truyền hình Chân Hoàn truyện.
Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu, hay được biết đến là Thái hậu Sùng Khánh, phi tần của Hoàng đế Ung Chính và cũng là sinh mẫu của Hoàng đế Càn Long.
Cuộc đời của Thái hậu Sùng Khánh có thể nói là huyền thoại và viên mãn. Bà là người thọ nhất trong số các hoàng thái hậu nhà Thanh, khi chứng kiến sự hưng thịnh của cả 3 triều đại Khang Hi, Ung Chính và Càn Long, hưởng hết vinh hoa phú quý, thực sự hiếm có.
Thái hậu Sùng Khánh có tên là Nữu Hỗ Lộc thị (tên thật hiện vẫn còn gây tranh cãi), xuất thân từ Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, ban đầu chỉ là thị thiếp cấp thấp trong phủ của Ung Thân Vương Dận Chân - tức Ung Chính Đế sau này.
Năm Khang Hi thứ 50. Nữu Hỗ Lộc thị lúc này 20 tuổi đã hạ sinh Hoàng Lịch. Tuy nhiên, mười mấy năm sau khi sinh người con này, địa vị của bà vẫn không có gì thay đổi, và cũng không sinh thêm được người con nào khác.
Đến khi Ung Chính đăng cơ, Nữu Hỗ Lộc thị mới được phong làm Hi Phi, sống tại Cảnh Nhân cung, song ở trên bà vẫn còn Ô Lạp Na Lạp Hoàng hậu, Niên Quý phi, Tề Phi trấn áp.
Chính những năm tháng phải đương đầu với những cuộc "thâm cung nội đấu", đã tôi rèn Hi Phi từ một người phụ nữ hiền lành không màng danh lợi, trở thành một người tự cường và quyền lực.
Sau này, Ô Lạp Na Lạp Hoàng hậu và Niên Quý phi liên tiếp băng thệ, còn Tề Phi do Tam A ca có hành vi lỗ mãng làm mất lòng hoàng đế, Hi Phi mới trở thành người quyền lực nhất trong hậu cung của Hoàng đế Ung Chính.
Tranh vẽ chân dung Thái hậu Sùng Khánh.
Năm Ung Chính thứ 13, Hoàng đế Ung Chính băng hà, Bảo Thân vương Hoằng Lịch 25 tuổi kế vị , tức Càn Long Đế. Hi Phi Nữu Hỗ Lộc thị trở thành hoàng thái hậu, chuyển tới ở tại Từ Ninh cung, sử gọi Thái hậu Sùng Khánh.
Hoàng đế Càn Long rất hiếu thảo với mẹ mình, dù công việc bộn bề nhưng luôn lui tới vấn an. Thái hậu cùng thương theo Càn Long du ngoạn khắp nơi, như đến Thẩm Dương hay thậm chí là vùng đồng bằng sông Trường Giang.
Lễ mừng vạn thọ 60 của Thái hậu Sùng Khanh được tổ chức hết sức hoành tráng. Hoàng đế Càn Long ra chỉ trang trí những con đường từ Bắc Kinh đến Thanh Y viên vô cùng lộng lẫy. Vì muốn mẫu hậu được ngắm nhìn phong cảnh phương nam, mà Hoàng đế Càn Long đã xây dựng con đường này mang đậm phong cách Tô Châu.
Năm đại thọ 80 của Thái hậu Sùng Khánh, Hoàng đế Càn Long còn trung tu Từ Ninh Cung, bà cũng là một trong 2 chủ nhân duy nhất của cung điện này.
Năm Càn Long thứ 42, Thái hậu Sùng Khánh đột nhiện đổ bệnh, Hoàng đế sớm tối đều ở bên cạnh hầu hạ. Tuy nhiên, không lâu sau thì Thái hậu Sùng Khánh qua đời, kết thúc cuộc đời viên mãn ở tuổi 86. Bà trở thành vị Hoàng thái hậu thọ nhất của nhà Thanh.
Ở các triều đại phong kiến khác nhau, mỗi vị Hoàng đế đều lập Hoàng hậu cho mình, nhưng Hoàng hậu không nhất thiết phải là người phụ nữ mình yêu, bởi vì hôn nhân hoàng thất thời bấy giờ bị chi phối bởi quyền lực và nhiều yếu tố khác.
Trong lịch sử, có rất nhiều Hoàng hậu đóng những vai trò như vậy, trong số đó có Long Dụ Hoàng hậu của Hoàng đế Quang Tự thời nhà Thanh. Bà chưa một lần được Hoàng đế thị tẩm và yêu thương. Liên quan đến vấn đề này, Vinh Nhi, một cung nữ vào cuối thời nhà Thanh, đã tiết lộ sự thật đằng sau trong cuốn “Cung nữ đàm vãng lục” của tác giả Kim Dịch, được phát hành bởi nhà xuất bản Cố cung, ghi lại hồi ức của cung nữ này.
Có ba lý do chính khiến Hoàng đế Quang Tự không sủng ái Long Dụ Hoàng hậu :
Tuy là Hoàng hậu nhưng bà không sở hữu sự uy nghiêm và sang trọng nên có, cũng không có khí chất mẫu nghi thiên hạ, vẻ ngoài thậm chí còn bị đánh giá là xấu xí.
Long Dụ Hoàng hậu (ảnh tư liệu lịch sử)
Theo những bức ảnh về Long Dụ Hoàng hậu được truyền lại, có thể thấy rõ bà có dáng người khom lưng, đôi mắt trũng sâu, tổng thể khuôn mặt dài, xương gò má hai bên cũng nhô ra ngoài, mũi cũng khá to.
Có thể nói, vẻ ngoài này không phù hợp với quan niệm thẩm mỹ của người nhà Thanh lúc bấy giờ. Hoàng đế Quang Tự khi nhìn thấy cũng không ngoại lệ, tự nhiên sinh lòng chán ghét.
Tuy nhiên, đây không phải là điều mà Quang Tự không thích nhất ở Long Dụ Hoàng hậu.
Theo cung nữ Dung Nhi, "Hoàng đế Quang Tự không mấy chán ghét vẻ ngoài của Long Dụ Hoàng hậu. Điều khiến ngài khó chịu nhất là Hoàng hậu thường xuyên theo dõi mọi hành động trong cuộc sống hàng ngày của mình".
Mục đích của động thái này đương nhiên là để truyền đạt cho cô của bà là Từ Hi Thái hậu, hai người vốn có mối quan hệ huyết thống sâu sắc. Đây cũng là lý do quan trọng khiến Từ Hi đưa Long Dụ trở thành Hoàng hậu của Quang Tự.
Chúng ta đều biết, Quang Tự thực ra là Hoàng đế bù nhìn trong tay Từ Hi. Khi còn nhỏ, Quang Tự đã bị Từ Hi tự ý đưa lên ngai vàng, sau đó ngồi sau bức màn điều khiển mọi thứ.
Khi Quang Tự dần trưởng thành và bắt đầu tham gia vào chính sự, Từ Hi cảm thấy địa vị của mình bị đe dọa, bà biết rằng Quang Tự đã có thể gánh vác trách nhiệm của một Hoàng đế, tương lai nhất định sẽ tự lập tự cường. Để từng bước nắm lấy quyền lực của nhà Thanh, bà phải chuẩn bị từ trước và hạn chế Quang Tự phát triển quyền lực của mình.
Để đạt được mục tiêu này, lúc nào cũng phải có người ở bên Hoàng đế. Người này phải tuyệt đối trung thành và báo cáo mọi thông tin cho Thái hậu, và Long Dụ chắc chắn là ứng cử viên sáng giá nhất.
Long Dụ Hoàng hậu rất nghe lời Từ Hi, điều này cũng khiến Quang Tự cảm thấy vô cùng khó chịu, cuộc sống không có chút riêng tư, mọi việc ông làm đều nằm trong sự kiểm soát của Từ Hi. Điều này dẫn đến việc Quang Tự trút tất cả sự bất mãn và oán giận lên Long Dụ Hoàng hậu, và đương nhiên cũng không có tình cảm vợ chồng với bà.
Theo Dung Nhi, vào đêm tân hôn của hai người, Hoàng đế Quang Tự không hề chạm vào Hoàng hậu Long Dụ mà chỉ vén tấm rèm cô dâu của bà rồi quay đi.
Người này chính là Trân phi, bà có cùng lý tưởng chính trị với Quang Tự, ủng hộ những cải cách của Hoàng đế, nhưng đáng tiếc, bà đã bị Từ Hi sai người ném xuống giếng trong sự kiện liên quân tám nước kéo vào kinh thành.
Chính vì Hoàng đế Quang Tự ủng hộ phong trào cải cách lúc bấy giờ đã động đến lợi ích của Từ Hi Thái hậu, khiến bà vô cùng giận dữ. Vận mệnh của nhà Thanh hoàn toàn mất đi cơ hội cứu vãn, vị phi tần yêu quý cũng bị giết, khiến Quang Tự chán nản, ông chết vì u uất ở tuổi 38 (theo một số sử liệu ghi lại).
Long Dụ Hoàng hậu (ảnh tư liệu lịch sử)
Cái chết của Hoàng đế Quang Tự đồng nghĩa với việc Từ Hi Thái hậu phải tìm một Hoàng đế mới để tiếp tục duy trì địa vị đằng sau bức màn, và người này chính là cháu trai xa của bà, Phổ Nghi. Thế nhưng, Thái hậu đã qua đời một ngày sau cái chết của Hoàng đế Quang Tự. Sự ra đi đột ngột của Từ Hi cũng chuyển giao quyền lực cho Long Dụ Hoàng hậu và nhiếp chính lúc đó là Tái Phong.
Hai người này tuy có năng lực cai trị nhất định nhưng nhìn chung không thể ổn định được tình hình nhà Thanh lúc này, hơn nữa triều đình lúc đó đang gặp khó khăn trong và ngoài nước.
Vì vậy, vào năm 1912, Long Dụ Hoàng hậu đã ký thỏa thuận thoái vị với Phổ Nghi mới 6 tuổi, nhà Thanh hoàn toàn sụp đổ, nhiếp chính Tái Phong mất tư cách nắm quyền nên chỉ có thể lựa chọn về nhà nghỉ hưu, trong khi Long Dụ Hoàng hậu tiếp tục nuôi Phổ Nghi, nhưng bà đã đột ngột qua đời không lâu sau đó.
Kỳ thực xét về năng lực, Long Dụ Hoàng hậu sinh ra trong một gia đình quyền quý, có khả năng đảm nhận trọng trách của một mẫu nghi thiên hạ, đáng tiếc là đã chọn sai vị trí và không tìm được hướng đi đúng đắn trong cuộc đời vì đã nghe theo sự sắp đặt của Từ Hi.
Long Dụ Hoàng hậu được hậu thế xem là vị Hoàng hậu đáng thương nhất Thanh triều, không được chồng yêu thương, cả đời khổ tâm vì triều đình, đau đớn nhất là chứng kiến nhà Thanh chính thức sụp đổ, trở thành một nét trầm trong dòng lịch sử chảy trôi.