Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.Địa chỉ: Lô D26 khu đô thị mới Cầu Giấy , phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam.Tổng đài chăm sóc khách hàng: 18008119 (miễn phí).Đăng ký kinh doanh: số 0100109106 đăng ký lần đầu ngày 13 tháng 07 năm 2010.Giấy phép số: số 591/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 15/12/2020.
Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.Địa chỉ: Lô D26 khu đô thị mới Cầu Giấy , phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam.Tổng đài chăm sóc khách hàng: 18008119 (miễn phí).Đăng ký kinh doanh: số 0100109106 đăng ký lần đầu ngày 13 tháng 07 năm 2010.Giấy phép số: số 591/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 15/12/2020.
Không có gì có thể diễn tả được niềm vui của CLB SHB Đà Nẵng trong chiều 23.6. Một năm trước, đội bóng miền Trung giàu thành tích này (từng 3 lần vô địch quốc gia, ba lần về nhì) phải nhận cái kết đắng rớt hạng. Còn hôm nay, HLV Trương Việt Hoàng đến từng thành viên BHL và các cầu thủ đều rạng ngời hạnh phúc. Đội bóng sông Hàn đã về đích từ vòng trước đó khi thắng Đồng Tháp trên sân nhà, nhưng chiều 23.6, Lương Duy Cương và đồng đội mới thực sự đón niềm vui trọn vẹn khi nâng chiếc cúp vô địch, chính thức giã từ sân chơi hạng nhất để trở lại với giải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam.
Đội SHB Đà Nẵng nhận cúp vô địch từ tay Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt và Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh
Một thành viên BHL đội bóng nhận xét: "Đà Nẵng năm ngoái đã có quyền tự quyết trong tay sau khi thắng CLB Công an Hà Nội trước đó để có điểm số thuận lợi hơn 2 đối thủ Bình Dương và TP.HCM. Nhưng chính sai lầm về nhân sự là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới đoạn kết buồn cho đội bóng. Một số tài năng trẻ nổi bật không được tin dùng mà lại thay bằng nhiều cựu binh đã qua thời sung sức nên dẫn đến sự mất gắn kết, tâm lý bất ổn.
Còn ngoại binh trừ Lucao (nay thi đấu cho Hải Phòng) thì lại kém nên lối đá không tạo được sự tự tin và trở thành gánh nặng cho toàn đội. Chúng tôi đã đúc rút ra những bài học cay đắng đó nên lần trở lại sân chơi V-League mùa tới, nhất định đội bóng sẽ xây dựng lại một cách tốt hơn, có lộ trình giữ hạng và phát triển ổn định hơn để trở lại xứng đáng với hình ảnh hào hùng của bóng đá Đà Nẵng".
Niềm hân hoan của đội Đà Nẵng khi lên chơi V-League mùa sau
Niềm vui đăng quang của thấy trò HLV Trương Việt Hoàng
Trong trận đấu vòng 21 gặp PVF-CAND, dù kết quả không ảnh hưởng gì đến việc nhận cúp của đội bóng sông Hàn, nhưng HLV Trương Việt Hoàng vẫn đưa ra thành phần mạnh nhất và thi đấu khá quyết tâm.
Chiếc cúp được trao cho đội Đà Nẵng tại sân Hòa Xuân chiều 23.6 cao 66 cm, đường kính đáy 22 cm. Thầy trò HLV Trương Việt Hoàng sẽ nhận chiếc cúp danh giá này, sau trận gặp đội PVF.
Bộ ba chiếc cúp các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam được hình thành sau quá trình kéo dài 1,5 năm. Trong đó, riêng khâu thiết kế từ bước lên ý tưởng đầu tiên cho tới bản thảo cuối cùng kéo dài tới 1 năm. Việc chế tác được thực hiện hoàn toàn thủ công trong vòng 6 tháng.
Toàn bộ quá trình này được đảm trách bởi các nghệ nhân của Thomas Lyte, hãng kim hoàn danh tiếng có trụ sở ở London (Anh). Thomas Lyte được cấp chứng chỉ của Hoàng gia Anh (Royal Warrant) trong việc thiết kế, chế tác và phục chế các đồ vật bằng vàng và bạc phục vụ gia đình hoàng gia. Đây cũng là nơi thiết kế và sản xuất nhiều chiếc cúp của các giải đấu cao quý như Cúp FA, David Cup, Ryder Cup, Melrose Cup, FIBA Basketball World Cup và AFC Asian Cup.
Trước một đối thủ buộc phải thắng để giữ vững ngôi thứ nhì và níu kéo hy vọng tranh play-off, Đà Nẵng tổ chức phòng ngự tốt với sự chỉ huy của Lương Duy Cương và Liễu Quang Vinh, nhiều lần chia cắt 3 mũi nhọn Thanh Nhàn - Xuân Nam và Lê Văn Đô. Đội trưởng Đặng Anh Tuấn cần nhịp tốt, đội chủ nhà luôn có những pha gây sóng gió với bộ tứ Phan Văn Long, Phạm Đình Duy, Phạm Văn Hữu và Nguyễn Phi Hoàng rất lợi hại. Kết quả hòa 0-0 đã phản ánh đúng cục diện và giúp cho ngày nhận cúp của đội bóng sông Hàn rộn tiếng cười vang.
Ngoài 2 tỉ đồng tiền thưởng từ Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), đội còn nhận 200 triệu đồng từ UBND TP.Đà Nẵng.
Niềm vui của cầu thủ Đà Nẵng khi tặng bóng người hâm mộ
Trường Tươi Bình Phước có thể mất suất play-off
PVF-CAND chỉ có 1 điểm tại sân Hòa Xuân nhưng chừng ấy vẫn đủ giúp thầy trò HLV Mauro Jeronimo tiếp tục nới rộng được khoảng cách lên 2 điểm trước đối thủ bám đuổi là Trường Tươi Bình Phước.
Thầy trò HLV Nguyễn Anh Đức đã không thể có được niềm vui trước chủ nhà Phù Đổng Ninh Bình khi nhận thất bại 0-1. Bàn thua do lỗi đánh đầu phản lưới nhà ở phút 73 của hậu vệ Dương Văn Trung, khiến thủ môn Bùi Tấn Trường bó tay. Tỷ số lẽ ra còn cao hơn nếu cú đánh đầu trước đó của Hoàng Thanh Tùng không đưa bóng bật xà ngang đội bóng đến từ miền Đông Nam bộ. Kết quả thua 0-1 đầy thất vọng này khiến cho đội bóng miền Đông Nam bộ mất cơ hội vượt qua PVF-CAND, đồng nghĩa sẽ gặp khó trong cuộc tranh chấp suất play-off.
Trần Ngọc Sơn (27) đã cùng PVF-CAND thi đấu nỗ lực giành 1 điểm trước đội vô địch Đà Nẵng
Ở vòng cuối ngày 29.6, cả Bình Phước lẫn PVF-CAND đều đá sân nhà, nhưng đối thủ của đội bóng đến từ Hưng Yên là Đồng Nai lại nhẹ ký hơn, trong khi HLV Nguyễn Anh Đức và các học trò sẽ phải gặp đội bóng vừa vô địch giải hạng nhất là Đà Nẵng.
Cho dù Bình Phước có niềm tin khi từng cầm hòa 2-2 trước đối thủ đã lên V-League này ở lượt đi, nhưng họ cũng không thể tự quyết vì nếu PVF-CAND thắng hoặc hòa thì mọi công sức của thầy trò HLV Anh Đức cũng đổ sông đổ biển (nếu PVF-CAND hòa mà Bình Phước có thắng ở vòng cuối, 2 đội đồng 35 điểm, đội bóng của HLV Mauro Jeronimo vẫn xếp trên do hơn đối đầu). Vì thế dù suất play-off đến vòng cuối mới ngã ngũ, nhưng lúc này, Lê Văn Đô, Huỳnh Công Đến và đồng đội sẽ thuận lợi hơn để giữ vững ngôi thứ nhì giải hạng nhất để đá play-off tìm vé lên V-League cùng với Đà Nẵng.
Trung vệ Hiểu Minh ngăn cản pha đi bóng của Công Nhật, giúp PVF-CAND có 1 điểm xứng đáng
Kết quả những trận còn lại: Đồng Nai thắng Bà Rịa-Vũng Tàu 1-0, Phú Thọ thua Huế 0-2, Hòa Bình thắng Đồng Tháp 1-0.
Xếp hạng sau 21 lượt: 1/SHB Đà Nẵng: 44 điểm, 2/PVF-CAND: 34 điểm, 3/Trường Tươi Bình Phước: 32 điểm, 4/Phù Đổng Ninh Bình: 28 điểm, 5/Huế: 27 điểm, 6/Long An: 24 điểm, 7/Bà Rịa-Vũng Tàu: 23 điểm, 8/ Đồng Nai: 23 điểm, 9/Hòa Bình: 23 điểm, 10/Đồng Tháp: 20 điểm, 11/Phú Thọ: 6 điểm.
Xem Night Wolf V.League 1 - 2023/24 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Xem giải hạng nhất quốc gia Bia Sao Vàng V.League 2 - 2023/24 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Xem Cúp quốc gia Casper 2023/24 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Tải ngay ứng dụng FPT Play tại https://fptplay.vn/ung-dung/download để xem V.League 1 đỉnh nhất trên FPT Play.
Nên du học Hà Lan hay Phần Lan là nỗi băn khoăn của nhiều bạn trẻ muốn học tập, nghiên cứu tại châu Âu. Với chính sách ưu đãi tài chính hấp dẫn, các bài viết ngợi ca về hệ thống giáo dục cùng cuộc sống xã hội tại xứ sở ngàn hồ đã phần nào củng cố lòng tin cho du học sinh Phần Lan. Trong những năm gần đây, Hà Lan đã nhanh chóng “tiến quân” trên các bảng xếp hạng giáo dục uy tín của thế giới. Các trường đại học của xứ sở tulip hiện đang thuộc top đầu hành tinh về danh tiếng và triển vọng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp (theo Times Higher Education, QS World University Ranking, Academic Ranking of World Universities). 2016 là năm đột phá của Hà Lan khi đạt kỷ lục về số lượng du học sinh (112.000 sinh viên), được Study.Eu xếp trong top 3 toàn cầu về thu hút học sinh sinh viên quốc tế.
Vậy nên du học Hà lan hay Phần Lan? Câu trả lời là tùy theo nhu cầu, định hướng tương lai, năng lực và một số yếu tố dưới đây.
Theo Universitas 21 Ranking 2020, Phần Lan và Hà Lan lần lượt là nền giáo dục chất lượng thứ 8 và 10 của thế giới. Hai quốc gia này chỉ chênh nhau 1,2 điểm trong kết quả tổng kết. Nếu như Hà Lan nổi trội hơn về sự kết nối trong giáo dục, trình độ của sinh viên tốt nghiệp thì Phần Lan lại sở hữu nguồn lực đầu tư và môi trường đào tạo tốt hơn.
Cả hai quốc gia này đều đào tạo bậc đại học ở 2 hình thức chính là khoa học ứng dụng và nghiên cứu. Hà Lan hiện có 10 trường nghiên cứu thuộc top 1% thế giới, trong khi Phần Lan lại khá khiêm tốn với đại diện duy nhất góp mặt tại đây là Đại học Helsinki (theo Times Higher Education 2021). Tuy nhiên, trong danh sách 50 trường đại học dưới 50 tuổi tốt nhất thế giới (theo QS Ranking 2021), Phần Lan có đến 3 đại diện thì Hà Lan lại chỉ có 1.
Tuy nhiên, các xếp hạng trên dựa vào những tiêu chí nhất định nên chưa thể khẳng định chất lượng giáo dục của quốc gia nào vượt trội hơn. Nhìn chung, Hà Lan và Phần Lan có chất lượng đào tạo rất tốt, đều cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức cùng kỹ năng cho công việc tương lai.
Một tiêu chí khác được cân nhắc khi chọn quốc gia du học đó là ngân sách, bao gồm học phí, sinh hoạt phí và hỗ trợ tài chính. Xét theo yếu tố này thì Phần Lan hiện có ưu thế hơn Hà Lan, cụ thể:
Như vậy, học phí và sinh hoạt phí tại Phần Lan thấp hơn tại Hà Lan. Bên cạnh đó, xứ sở ngàn hồ còn có nhiều học bổng lên đến 100% học phí, giúp các sinh viên tài năng tiết kiệm đáng kể chi phí khi du học.
Phần Lan hiện tuyển sinh chương trình đào tạo bằng tiếng Anh ở 4 nhóm ngành chính là: kỹ thuật – công nghệ, du lịch – nhà hàng khách sạn, kinh doanh – kinh tế, điều dưỡng – chăm sóc sức khỏe. Các ngành học và chuyên môn cụ thể được thiết kế theo nội dung đào tạo riêng của từng trường. Tuy đây là các lĩnh vực đang “khát” nhân lực ở cả Phần Lan và quốc tế nhưng không phải mọi học sinh sinh viên đều mong muốn theo học. Do đó, ngành học vô hình trung trở thành yếu tố băn khoăn của sinh viên muốn du học Phần Lan.
Ngược lại, Hà Lan là một trong những quốc gia tiên phong trong việc cung cấp các chương trình đào tạo đa dạng lĩnh vực cho sinh viên quốc tế. Với hơn 2.100 khóa học thực hiện bằng tiếng Anh, hệ thống giáo dục bậc cao của xứ sở tulip đem đến lựa chọn phong phú, đáp ứng nhiều nhu cầu học tập và nghiên cứu của học sinh sinh viên.
Cùng cung cấp các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, tuy nhiên khi nói về yêu cầu đầu vào thì các trường Phần Lan lại “khó tính” hơn Hà Lan. Ngoài yêu cầu về chứng chỉ IELTS, trình độ học vấn thì học sinh sinh viên phải thi đầu vào hoặc có SAT mới được chấp nhận vào học tại Phần Lan. Theo chia sẻ của nhiều du học sinh thì kỳ thi đầu vào Phần Lan không khó, quan trọng là thí sinh phải chuyên tâm và ôn luyện cùng với giáo trình chất lượng, giảng viên uy tín.
Còn đối với du học Hà Lan, sinh viên chỉ cần đáp ứng yêu cầu học vấn, tiếng Anh là được nộp hồ sơ đăng ký nhập học. Mức yêu cầu không quá cao, trung bình GPA 7.0 và IELTS 6.0. Bên cạnh đó, nếu chưa đủ điều kiện vào thẳng chương trình chính khóa, học sinh sinh viên có thể theo học các khóa dự bị (ở bậc cử nhân và thạc sĩ).
Cả Phần Lan và Hà Lan đều là những quốc gia thịnh vượng nổi tiếng của châu Âu. Nhờ vậy, sinh viên được trải nghiệm cuộc sống đáng nhớ trong suốt thời gian du học. Xét về cư dân bản địa thì người Hà Lan với tính cách hào sảng, thẳng thắn sẽ tạo cảm giác dễ chịu hơn cho du học sinh. Nói vậy không có nghĩa là người Phần Lan khó gần, cư dân nơi đây vẫn rất thân thiện, luôn sẵn lòng hỗ trợ sinh viên quốc tế.
Về ngôn ngữ, cả hai quốc gia này đều thuộc top sử dụng tiếng Anh tốt nhất thế giới. Trong đó, Hà Lan hiện dẫn đầu các nước không nói tiếng Anh sử dụng thành thạo nhất ngôn ngữ này còn Phần Lan đang nằm ở vị trí thứ 3 (theo EF 2020). Như vậy, dù du học Phần Lan hay Hà Lan, sinh viên không phải e ngại khi giao tiếp và học tập. Tuy nhiên nếu bạn muốn tiếp xúc với môi trường Anh ngữ thoải mái hơn thì Hà Lan sẽ chiếm ưu thế.
Ngoài những điều trên vẫn còn nhiều yếu tố khác để bạn cân nhắc về việc nên du học Hà Lan hay Phần Lan. Để đưa ra quyết định chính xác, phù hợp nhất, hãy lắng nghe từ những người am hiểu về hai nền giáo dục này như Du học INEC. Sở hữu kinh nghiệm hơn 14 năm hoạt động về tư vấn du học và mạng lưới đối tác rộng khắp thế giới, INEC chắp cánh thành công ước mơ cho các thế hệ học sinh sinh viên Việt Nam. Ngay từ bây giờ, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất cho hồ sơ của bạn!