Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Gỗ Niêm Yết Giá Như Thế Nào Tại Việt Nam

Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Gỗ Niêm Yết Giá Như Thế Nào Tại Việt Nam

Ông Olaf Naehrig, kỹ sư trưởng Tập đoàn KAHL: Ngành viên nén Việt Nam cần thúc đẩy mở cửa thị trường tại Châu Âu. Bởi vì đây mới là khu vực tiêu thụ nhiều viên nén nhất trên thế giới.

Ông Olaf Naehrig, kỹ sư trưởng Tập đoàn KAHL: Ngành viên nén Việt Nam cần thúc đẩy mở cửa thị trường tại Châu Âu. Bởi vì đây mới là khu vực tiêu thụ nhiều viên nén nhất trên thế giới.

Quy định chung về quản lý gỗ xuất khẩu như thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định như sau:

- Gỗ xuất khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.

- Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.

- Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định tại Nghị định này.

- Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.

Quy định chung về quản lý gỗ xuất khẩu? Trình tự xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ gỗ xuất khẩu bao gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ xuất khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai một trong các chứng từ sau:

- Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.

- Trường hợp gỗ không thuộc Phụ lục CITES:

+ Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường EU: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép FLEGT;

+ Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường ngoài EU:

Trường hợp chủ gỗ là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập.

Trường hợp chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.

Chất lượng sản phẩm tổ yến Việt Nam được đánh giá vượt trội so với các nước trong khu vực, rất được khách Trung Quốc ưa chuộng. Với giá thị trường quốc tế dao động khoảng 2.000 USD/kg, tiềm năng từ thị trường hơn 1 tỷ dân này rất lớn.

Ngày 27/12, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) có văn bản gửi Chi cục Thú y các vùng I, II, III, IV, V, VI, VII; Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh; Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thúy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các doanh nghiệp, hiệp hội, hội có hoạt động kinh doanh, chế biến tổ yến về việc hướng dẫn đăng ký xuất khẩu tổ yến từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Theo Cục Thú y, hiện đơn vị đang chủ động, tích cực trao đổi với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để thống nhất mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu tổ yến. Việc xuất khẩu tổ yến của Việt Nam chỉ có thể thực hiện được khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.

Để chuẩn bị kỹ các điều kiện, nội dung và có thể xuất khẩu được tổ yến ngay khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu, Cục Thú y hướng dẫn doanh nghiệp quy trình đăng ký xuất khẩu.

Theo đó, doanh nghiệp cần đăng ký mã số nhà nuôi chim yến với địa phương nơi có nhà nuôi chim yến theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, hướng dẫn tại công văn số 8107/BNN-TY ngày 01/12/2022 của Bộ NN-PTNT.

Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc cần gửi văn bản đến Cục Thú y đề nghị hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục xuất khẩu sản phẩm tổ yến sang Trung Quốc.

Văn bản gồm có: danh sách các nhà nuôi chim yến cung cấp tổ yến nguyên liệu cho doanh nghiệp (mã số nhà yến, tên, địa chỉ nhà yến, diện tích và sản lượng nhà yến); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (để làm thủ tục xác nhận tài khoản doanh nghiệp trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp của Tổng cục Hải quan Trung Quốc); các giấy chứng nhận quản lý chất lượng của cơ sở chế biến tổ yến (chứng nhận HACCP, ISO…).

Trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục Thú y sẽ hướng dẫn giám sát dịch bệnh tại các nhà nuôi chim yến, giám sát an toàn thực phẩm tại cơ sở chế biến tổ yến xuất khẩu; chỉ đạo các Chi cục Thú y vùng lập kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện giám sát.

Sau khi có kết quả giám sát dịch bệnh và an toàn thực phẩm đạt yêu cầu, các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu với Tổng cục Hải quan Trung Quốc theo quy định tại Lệnh 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Sau khi doanh nghiệp khai báo và tải các giấy tờ theo yêu cầu lên hệ thống quản lý đăng ký doanh nghiệp của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Cục Thú y sẽ bổ sung thư xác nhận doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của Nghị định thư (đã được giám sát dịch bệnh và an toàn thực phẩm) và gửi cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét, quyết định.

Kết quả đăng ký doanh nghiệp sẽ được Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo trực tiếp cho doanh nghiệp qua tài khoản doanh nghiệp đăng ký.

Doanh nghiệp được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận sẽ thực hiện các thủ tục xuất khẩu tổ yến theo quy định về kiểm dịch xuất khẩu sản phẩm động vật tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT.

Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với sản phẩm tổ yến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đã được Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký và có hiệu lực từ ngày 09/11/2022.

Thực hiện Nghị định thư, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị phổ biến thông tin vào ngày 22/11 và ban hành công văn số 8107/BNN-TY ngày 01/12/2022 hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp triển khai thực hiện.

Trước đó, ngày 16/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, ông đã ký hoàn tất nghị định thư (đã được phía Trung Quốc ký trước) về xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc.

Theo đó, Bộ NN-PTNT chính thức khởi động xúc tiến công tác chuẩn bị để sớm xuất khẩu chính ngạch tổ yến sang Trung Quốc.

Chiều 22/11, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định thư các yêu cầu về kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với sản phẩm tổ yến xuất khẩu sang Trung Quốc.

Sau hơn 4 năm đàm phán, Trung Quốc đã ký Nghị định thư với Việt Nam các yêu cầu về kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với sản phẩm tổ yến xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nghị định thư bao gồm 16 điều về các quy định đối với nhà nuôi chim yến, doanh nghiệp chế biến tổ yến, doanh nghiệp xuất khẩu, yêu cầu đối với bao bì, ghi nhãn, yêu cầu về kiểm dịch, kiểm tra, giám sát dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

Cục Thú y cũng lưu ý, sản phẩm xuất khẩu không đáp ứng yêu cầu của Nghị định thư sẽ bị Tổng cục Hải quan Trung Quốc tạm giữ, xử lý, trả lại hoặc tiêu hủy.

Theo Bộ NN-PTNT, năm 2017, số lượng nhà yến tại Việt Nam chỉ khoảng 7.000 nhưng đến thời điểm hiện tại đã lên tới hơn 30.000. Sản lượng tổ yến của Việt Nam ước tính khoảng 200 tấn/năm. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, với khoảng 300 tấn, chiếm 80% thị phần toàn cầu.

Với lợi thế có bờ biển dài hơn 3.260km, diện tích mặt nước biển trên 1.000 triệu km2, nhiều đảo và các dãy núi… Việt Nam có tiềm năng rất lớn, thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi, chế biến sản phẩm tổ yến.

Chất lượng sản phẩm tổ yến Việt Nam được đánh giá vượt trội so với các nước trong khu vực, nhờ vậy, sản phẩm tổ yến Việt Nam rất được khách Trung Quốc ưa chuộng. Với giá thị trường quốc tế dao động khoảng 2.000 USD/kg, tiềm năng từ thị trường này rất lớn.

Tại Hội nghị trên, ông Tống Xuân Chinh – Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) khuyến cáo: “Cơ hội đã đến với nghề nuôi chim yến lấy tổ, tuy nhiên, chúng ta cần phải quản lý chặt chẽ hơn. Khi có sản phẩm rồi, cần phải thực hiện đáp ứng các yêu cầu, điều kiện.

Cụ thể, các tổ chức nuôi yến phải kê khai, đăng ký với chính quyền cấp xã, phải tiến hành thẩm định, kiểm định chất lượng, thực hiện các thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý… Yếu tố quan trọng đầu tiên là vùng nuôi chim yến phải hợp pháp, phù hợp với quy hoạch được UBND cấp tỉnh phê duyệt. Hiện các tỉnh đã có bước triển khai nhưng vẫn còn chậm, chỉ 26 tỉnh ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh quy hoạch vùng nuôi chim yến”.

Trong khi đó, đại diện Hiệp hội Yến sào Việt Nam cho biết: “Về pháp lý, hiện có khoảng 80% nhà yến chưa hợp pháp, chưa phù hợp quy hoạch của địa phương, do đó không cấp mã định danh được. Các tiêu chí, chỉ tiêu yêu cầu của tổ yến xuất khẩu cũng khá cao, nhiều nơi không đạt được. Vì vậy, rất cần sự hỗ trợ của các bộ ngành để tạo điều kiện cho vùng nuôi được hợp thức hóa”.

Nhiều người nhận định, việc xuất khẩu chính ngạch tổ yến sang thị trường khổng lồ Trung Quốc là tin vui với người dân, doanh nghiệp trong ngành, nhưng khó khăn phía trước vẫn còn rất lớn.