Bác Sĩ Lương Duy Long

Bác Sĩ Lương Duy Long

Bố mẹ không thích em theo ngành Thú y nên em muốn tìm hiểu triển vọng việc làm và mức lương để ra quyết định.

Bố mẹ không thích em theo ngành Thú y nên em muốn tìm hiểu triển vọng việc làm và mức lương để ra quyết định.

Khi mới ra trường ngành Bác sĩ Đa khoa lương bao nhiêu?

Hiện nay, ngoài bác sĩ là viên chức trong các cơ sở y tế công thì còn có bác sĩ là người lao động, ký hợp đồng lao động với các bệnh viện, cơ sở y tế công và ngoài công lập. Theo đó, bảng lương Bác sĩ Y khoa mới ra trường trong tuỳ từng trường hợp cũng được quy định khác nhau. Cụ thể như sau:

Khi là viên chức trong các bệnh viện công lập, bác sĩ mới ra trường sẽ được xếp lương theo quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015. Cụ thể:

– Bác sĩ cao cấp hạng I: Xếp lương viên chức loại A3, nhóm A3.1, có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0.

– Bác sĩ chính hạng II: Áp dụng lương viên chức loại A2, nhóm A2.1, có hệ số lương từ 4,4 đến 6,78.

– Bác sĩ hạng III: Áp dụng lương viên chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.

Trong đó, lương bác sĩ đang tính theo công thức: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

– Hệ số: Do là bác sĩ mới ra trường nên thường được áp dụng hệ số lương bậc 1 của các chức danh tương ứng. Bác sĩ mới ra trường được bổ nhiệm chức danh bác sĩ áp dụng hệ số lương 2,34; nếu được bổ nhiệm chức danh bác sĩ chính thì hưởng hệ số lương 4,4 và nếu bổ nhiệm bác sĩ cao cấp sẽ hưởng hệ số lương là 6,2.

Mức lương cơ sở: Hiện nay đang áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đang có đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng và áp dụng từ 01/7/2023 hoặc ngay từ 01/01/2023.

Cụ thể mức lương của bác sĩ được thể hiện dưới bảng sau đây:

Ngoài đối tượng được tuyển dụng vào viên chức, bác sĩ mới ra trường còn có thể thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động với cơ sở y tế cả công lập và ngoài công lập. Khi đó, mức lương của bác sĩ mới ra trường sẽ thực hiện theo thoả thuận giữa bác sĩ đó với cơ sở y tế.

Và mức lương này sẽ được thể hiện trong hợp đồng lao động, theo thoả thuận của các bên nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nêu tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP:

Ở trên là những thông tin mới nhất về mức lương của ngành Bác sĩ Y khoa nói chung. Đối với từng chuyên ngành riêng thì cũng có thể áp dụng các tính đã được nói đến như ở trên. Bên cạnh lượng cơ bản; ngành Bác sĩ Đa khoa còn có thể nhận được các khoảng thu nhập khác từ việc trực hay đãi ngộ tại cơ sở làm việc.

Quốc hội vừa đồng ý với đề xuất của Chính phủ tăng lương cơ sở 30% từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1-7. Theo đó, lương của công chức, viên chức được tính bằng cách nhân hệ số lương với 2,34 triệu đồng thay vì mức 1,8 triệu đồng như hiện nay.

Bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho người bệnh tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội)

Hiện bảng lương của bác sĩ (cách xếp lương) được quy định tại Điều 13, Thông tư liên tịch 10/2015.

Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00.

Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78.

Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Với việc điều chỉnh lương cơ sở, từ 1-7, bảng lương của bác sĩ thay đổi cụ thể như sau:

Bác sĩ cao cấp, bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I)

Bác sĩ chính, bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II):

Bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng (hạng III):

Với chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Mức lương từ 1-7 là từ 4.352.000 đồng đến 9.500.400, tương ứng mức tăng từ hơn 1 triệu đồng đến gần 2,2 triệu đồng.

Nếu bác sĩ là người ký hợp đồng lao động với cơ sở y tế dù trong hay ngoài công lập thì đều thực hiện chế độ lương, phụ cấp theo thỏa thuận được ghi cụ thể trong hợp đồng lao động. Dù thỏa thuận nhưng lương của bác sĩ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Từ 1-7, mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động được tăng bình quân 6%.

Thu nhập của cán bộ nhân viên y tế như bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng... tại một số bệnh viện, đơn vị y tế công lập, ngoài lương (hệ số lương theo ngạch bậc và phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, ưu đãi nghề...) còn có các khoản thu nhập khác như làm thêm giờ, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của đơn vị...

Việt Nam hiện có hơn 500.000 cán bộ, nhân viên y tế, trong đó có khoảng 125.000 bác sĩ. Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2023, số bác sĩ trên 10.000 dân của Việt Nam là 12,5. Hiện năng lực đào tạo bác sĩ trên cả nước vào khoảng 13.000 bác sĩ tốt nghiệp/năm.

Điều kiện trở thành viên chức ngành Y

Cũng giống như các ngành, nghề khác của nước ta, ngành y cụ thể là bác sĩ và bác sĩ y học dự phòng, y sĩ là những đối tượng được tuyển dụng vào làm viên chức trong các cơ sở y tế công lập. Theo đó, căn cứ Thông tư liên tịch 10/2015 giữa Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, chức danh nghề nghiệp thuộc ngành y gồm:

– Nhóm chức danh bác sĩ: Bác sĩ cao cấp hạng I, bác sĩ chính hạng II, bác sĩ hạng III.

– Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng: Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I, bác sĩ y học dự phòng chính hạng II, bác sĩ y học dự phòng hạng III.

– Chức danh y sĩ chỉ gồm có y sĩ hạng IV.

Theo đó, điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng viên chức chuyên ngành Y của các chức danh nêu trên được quy định tại Thông tư 03/2022/TT-BYT gồm:

– Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ/chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.

– Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ/chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.

– Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ/chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.

Như vậy, để trở thành viên chức chuyên ngành Y với chức danh nghề nghiệp bác sĩ thì phải tốt nghiệp bác sĩ trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hoặc chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.